Phật Pháp nói gì về từ bi? Bạn có thật sự hiểu nghĩa của hai chữ này

Nhà sư Thích Nhất Hạnh từng dạy : “Bất bạo động không có nghĩa là không hành động. Bất bạo động có nghĩa là chúng ta hành động với tình thương và lòng từ bi. Giây phút mà chúng ta ngừng hành động, chúng ta phá hoại nguyên tắc bất bạo động.”
Từ bi là điều kỳ diệu và quý giá nhất. Khi chúng ta nói về từ bi, thật đáng khuyến khích để lưu ý rằng bản chất tự nhiên của con người, tôi tin, là từ bi và hiền lành.

Đôi khi tôi tranh luận với bạn bè những người tin rằng bản chất con người là tiêu cực và hung hăng hơn. Tôi cải rằng nếu quý vị nghiên cứu về cấu trúc của thân thể con người, quý vị sẽ thấy rằng nó có họ hàng với những chủng loại động vật có vú mà lối sống của chúng là hiền lành hay hòa bình hơn. Đôi khi tôi nửa đùa nửa thật rằng đôi tay chúng ta được cấu thành trong một phương thức mà chúng thuận tiện để ôm ấp hơn thay vì đánh đấm. Nếu đôi tay chúng ta chính yếu dự định cho đánh đấm, thế thì những ngón tay xinh xắn sẽ không cần thiết. Thí dụ, nếu những ngón tay được để cho mở rộng, những võ sĩ không thể đánh đấm một cách mạnh mẽ được, vì thế họ phải nắm những bàn tay lại như quả đấm. Do vậy, tôi nghĩ rằng điều ấy có nghĩa rằng cấu trúc thân thể căn bản của chúng ta tạo nên một bản chất tự nhiên từ bi hay hiền lành.

Phật Pháp nói gì về từ bi? Bạn có thật sự hiểu nghĩa của hai chữ này

Nếu chúng ta nhìn vào những mối quan hệ, hôn nhân và thụ thai là rất quan trọng. Như tôi đã nói trước đây, hôn nhân không nên được căn cứ trên tình yêu mù quáng hay một loại yêu đương lãng mạng cuồng si; nó nên căn cứ trên kiến thức về nhau và một sự thấu hiểu rằng chúng ta thích hợp để sống với nhau. Hôn nhân không phải cho một sự thỏa mãn tạm thời, mà cho một loại ý nghĩa nào đấy của trách nhiệm. Đấy là một tình yêu chân thành để làm nền tảng cho hôn nhân.

Một sự thụ thai thích đáng cho một đứa trẻ xảy ra trong loại thái độ đạo đức hay tinh thần ấy. Trong khi đứa trẻ ở trong bụng mẹ, tâm tư tĩnh lặng của bà mẹ có một ảnh hưởng rất tích cực đối với đứa trẻ chưa sinh, theo một nhà khoa học. Nếu thể trạng tinh thần của bà mẹ là tiêu cực, thí dụ nếu bà ta chán nãn hay giận dữ, thế thì điều đó rất tại hại cho sự phát triển sức khỏe của đứa trẻ chưa sinh. Một nhà khoa học đã nói với tôi rằng trong vài tuần lễ đầu sau khi sinh là thời gian quan trọng nhất, vì trong thời gian ấy não bộ đứa trẻ đang tăng trưởng. Trong thời gian ấy, sự xúc chạm của bà mẹ hay những người hành động như một bà mẹ là quan yếu. Điều này cho thấy rằng, mặc dù đứa trẻ có thể không nhận ra ai là ai, nó thế nào ấy cần tác động tình cảm thân thể của người khác. Không có điều ấy, sẽ rất tai hại cho việc phát triển lành mạnh não bộ của đứa trẻ.

Sau khi sinh, hành động đầu tiên của bà mẹ là cho con bú sửa. Nếu bà mẹ thiếu vắng tình cảm hay cảm giác ân cần cho đứa con, thì sửa sẽ không chảy ra. Nếu bà mẹ nuôi con của bà với cảm giác hiền lành đối với đứa trẻ, mặc cho bệnh tật hay đau đớn của riêng bà, như một kết quả sửa vẫn tuôn chảy tự do. Loại thái độ này như một trân bảo quý giá. Hơn thế nữa, nếu từ phía khác, nếu đứa trẻ thiếu một loại cảm giác gần gũi đối với bà mẹ, nó có thể không bú. Điều này cho thấy hành động tình cảm của cả hai phía là kỳ diệu như thế nào. Đấy là sự khởi đầu của đời sống chúng ta.

Tương tự thế với giáo dục, kinh nghiệm của tôi là những bài học nào chúng ta học từ những vị thầy không chỉ tốt lành mà cũng biểu lộ tình cảm cho học trò, đi sâu vào trong tâm tư chúng ta. Bài học từ những loại giáo viên khác có thể không được như thế. Mặc dù chúng ta có thể bị thúc ép đề học hành và có thể sợ hãi giáo viên, những bài học có thể không thấm vào. Tùy thuộc nhiều vào tình cảm của giáo viên.

Phật Pháp nói gì về từ bi? Bạn có thật sự hiểu nghĩa của hai chữ này

Giống như thế, khi chúng ta đi đến một nhà thương, bất chấp phẩm chất của bác sĩ, nếu bác sĩ biểu lộ cảm giác chân thành và quan tâm sâu sắc cho chúng ta, và nếu bác sĩ mĩm cười, thì chúng ta cảm thấy an lòng, okay. Nhưng nếu bác sĩ chỉ biểu lộ một chút tình cảm con người, thế thì ngay cả bác sĩ ấy có thể là một chuyên gia vĩ đại, chúng ta có thể cảm thấy không bảo đảm và lo âu. Đây là bản chất con người.

Cuối cùng, chúng ta có thể phản chiếu trên đời sống của chúng ta. Khi chúng ta còn trẻ và lúc chúng ta về già, chúng ta lệ thuộc một cách sâu đậm trên tình cảm của những người khác. Giữa những tầng bậc này, chúng ta thường cảm thấy rằng có thể làm mọi thứ mà không có sự giúp đở của những người khác và tình cảm của người khác đơn giản là không quan trọng. Nhưng tại tầng bậc này, tôi nghĩ thật quan trọng để giữ tình cảm sâu sắc của con người. Khi người ta ở trong một thị tứ hay thành phố lớn cảm thấy cô đơn, nhưng đúng hơn là người ta thiếu vắng tình cảm con người. Như một kết quả của điều này, sức khỏe tinh thần của họ cuối cùng trở nên rất nghèo nàn. Mặt khác, nếu những người đó lớn lên trong một không khí của tình cảm con người sẽ có một sự phát triển tích cực và hiền lành hơn trong thân thể, tâm tư và thái độ của họ. Những đứa trẻ lớn lên thiếu vắng không khí tình cảm nhân bản ấy thường có những thái độ tiêu cực hơn. Điều này đã biểu lộ rất rõ bản chất tự nhiên của loài người. Cũng thế, như tôi đã đề cập, thân thể con người biết thưởng thức sự hòa bình của tâm thức. Những thứ đang quấy rầy chúng ta có một tác động rất tệ hại đối với sức khỏe của chúng ta. Điều này cho thấy toàn bộ cấu trúc sức khỏe của chúng ta phù hợp với không khí tình cảm của con người. Do thế, khả năng cho từ bi là ở đấy. Vấn đề duy nhất là chúng ta có nhận ra điều này và áp dụng nó hay không?

Trích: Cho và nhận – Tác Giả: Đạt Lai Lạt Ma – Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

Trả lời

Contact Me on Zalo
Gọi ngay