Tại sao chúng ta lại tức giận, ghen tuông, lo lắng và tuyệt vọng?
Một khóa học về những phép màu chỉ rõ rằng chúng ta có hai tâm trạng chủ yếu: Tình yêu và sự sợ hãi. Điều đó nói lên rằng sự sợ hãi là nguồn gốc của những xúc động tiêu cực của chúng ta. Đó là một khái niệm rất đơn giản và là điểm khởi đầu hữu ích để kiểm tra tình cảm của chúng ta:
Jane nói: “Nếu tức giận, đó là sự tức giận! Chứ không phải là sự sợ hãi!” Chúng ta hãy xem sao. Ông chồng Bill về nhà muộn, người sặc mùi rượu và nước hoa. Jane rất tức giận. Cô ấy la hét và ném bát đĩa lung tung khắp nhà bếp. Thực ra cô ấy la hét là vì cô ấy sợ. Cô ấy sợ là anh ấy không quan tâm, sợ là sẽ mất Bill và sợ về những sợi tóc vàng dài vương vào chiếc áo khoác thể thao của anh ấy! Khi chúng ta tức giận, chúng ta sợ hãi.
Jim lo lắng về đố cầm cố của mình. Jim nói: “Nhưng khi tôi lo lắng, tôi lo lắng thật”. Lo lắng là một từ khác nói lên sự sợ hãi. Làm thế nào bạn lo lắng về cái gì đó nếu bạn không sợ? Khi chúng ta lo lắng, chúng ta sợ hãi.
Thế còn sự ghen tuông thì sao? Ghen tuông là sự sợ hãi. Bạn nghĩ là bạn kém cỏi so với người khác và sợ họ tán thành với mình. Khi bạn ghen, bạn sợ hãi.
Lảng vảng đằng sau sự tức giận, ghen tuông, lo lắng và tuyệt vọng ta luôn tìm thấy sự sợ hãi. Vậy khái niệm về tình yêu/nỗi sợ hãi này có ích gì? Nó cho phép chúng ta trở nên chân thật với bản thân hơn. Chúng ta phát hiện ra rằng chúng ta thường không bị phiền muộn vì những lý do mà chúng ta nghĩ.
Nếu tôi muốn từ bỏ những nỗi sợ hãi của tôi, tôi phải công nhận là chúng đã tồn tại. Trong khi tôi nói: “Tôi chẳng quan tâm đến việc làm cho tôi ghen tuông”, tôi trở nên bế tắc. Chỉ khi nào tôi tự hỏi: “Tại sao tôi lại sợ hãi khi em nói chuyện với những người đàn ông lạ mặt đẹp trai nhỉ?”, chỉ như vậy tôi mới bắt đầu thấy mình không bế tắc. Giờ tôi công nhận những nỗi sợ hãi của mình, chứ không phải là những lỗi làm của em. Khi tôi công nhận những nỗi sợ hãi của mình, tôi đã có dịp vượt qua chúng.
Công nhận những nỗi sợ hãi của mình sẽ giúp chúng ta lý giải được những tình cảm của mình với những người mà mình quan tâ tới:
“Em yêu, lý do mà anh tức giận là vì anh sợ hãi. Anh sợ rằng nếu em mua bộ quần áo đó với giá ba nghìn đô la, thì chúng ta sẽ phải nhịn ăn trong vòng một năm”.
“Em la hét lên với anh khi anh về nhà muộn là vì em sợ rằng có điều gì đó xảy ra với anh trên đường. Nếu em mà mất anh, em sẽ không biết mình sẽ làm gì đây. Vì thế em sợ”.
Khi chúng ta công nhận nỗi sợ hãi của mình, chúng ta lảng tránh không làm cho người khác phải mắc sai lầm. Về thực chất, chúng ta nói: “Anh muốn em biết là anh sợ. Anh không nói đó là lỗi của em”.
Khi chúng ta chấp nhận rằng chúng ta không phải là hoàn thiện nữa, và giải thích tình cảm của chúng ta dưới dạng sợ hãi, những người yêu thương của chúng ta sẽ đáp lại. Chấp nhận sự dễ bị tổn thương sẽ đánh bại sự lạm dụng.
Bạn cũng nên nhớ rằng những người khác không buồn vì những lý do mà họ nghĩ. Khi họ tấn công bạn, thật ra là họ sợ. Khi biết họ sợ, bạn cũng không đến nỗi sợ lắm.
Bạn nói: “Nhưng nếu tình yêu và nỗi sợ hãi là hai cảm xúc chính, liệu nó có phải đã nói lên rằng người nào cũng sợ hãi không?” Bạn có thể tin chắc như vậy! Rất nhiều người sợ hết cả hồn vía, nào là sợ mình trông ngớ ngẩn hay sợ mình béo, sợ bị mất việc, sợ mất mặt hoặc mất tiền, sợ nhà bị mất trộm, sợ già, sợ cô độc, sợ sống và sợ chết. Chính vì thế mà chúng ta đã hành động một cách điên rồ!
Điều gì làm cho họ cảm thấy dễ chịu hơn? Làm cho họ được yêu!
Cuộc sống thay đổi khi chúng ta thay đổi
Andrew Matthews