Lời Phật dạy 10 điều để sống an nhiên tự tại trọn kiếp

Tâm ta chỉ an nhiên tự tại khi nào ta chấp nhận việc ta làm lẫn hậu quả của nó, chấp nhận việc tốt lẫn việc xấu xảy đến cho ta. Ca ngợi và phiền trách, thương và ghét, vui và giận đều cùng một thể. Việc tốt đến không vui mừng, việc xấu đến không thất vọng. Việc gì đã quyết định nên làm là làm không tiếc rẻ, không sợ phê phán tốt xấu hay phiền trách.

Phật dạy 10 điều để sống an nhiên tự tại trọn kiếp

Tự tại, an nhiên tức là tự do ngay trong tâm tưởng

Hầu như tất cả mọi người đều mong muốn hướng đến sự thanh tịnh tâm hồn trong đời sống của mình. Ai ai cũng muốn có được hạnh phúc để quên đi những khó khăn, vất vả và những lo âu của bản thân. Và, tận hưởng những giây phút an lạc trong nội tâm và giải thoát khỏi những âu lo phiền muộn.

Thanh tịnh tâm hồn là gì? Nó là một trạng thái vắng lặng và thanh bình của nội tâm cùng với một cảm giác tự do. Một khi không còn những suy nghĩ và lo lắng thì không có phiền muộn, căng thẳng và sợ hãi. Những giây phút như thế này không phải là hiếm có. Chúng ta trải nghiệm qua những giây phút này chẳng hạn như khi chúng ta đang chăm chú vào một vài công việc hấp dẫn hay hoạt động mà chúng ta yêu thích như là khi chúng ta xem một tập phim hay hoặc một chương trình ti vi hấp dẫn. Hoặc khi chúng ta ở bên cạnh một người mà chúng ta yêu thương hay khi đọc một quyển sách hay hoặc khi nằm phơi mình trên cát trắng dọc bờ biển.

Tự tại tức là tự do ngay trong tâm tưởng. Phật giáo dạy rằng, người tự tại là người biết thoát khỏi phiền não và nội tâm không có chấp nhất. 10 điều tự tại dưới đây sẽ khiến bạn cảm thấy hài lòng về cuộc sống, chấp nhận những gì bạn đang trải qua, khiến bạn thanh thản và hạnh phúc.

1. Thọ tự tại: cuộc sống là hữu hạn, không ai có thể an bài, duyên vạn kiếp mà không lâu, kề bên một niệm mà không ngắn, đây là thọ tự tại. Vì thế, đừng bận tâm cuộc đời dài hay ngắn, chỉ quan tâm làm thế nào để sống thật tốt.

2. Tài tự tại: hết thảy mọi vật lực đều là quả báo từ kiếp trước, cầu không được, mong không có, chỉ tự mình bồi đắp.

3. Nghiệp tự tại: chúng sinh tùy nghiệp mà ở, tùy nghiệp mà đầu thai, tùy phiền não nghiệp tập mà lập nghiệp.

4. Sinh tự tại: sinh ra là hữu duyên, sinh ở đâu, làm con ai đều là tiền duyên nghiệp báo, không thể thay đổi.

5. Nguyện tự tại: người thường có tâm nguyện thì khó mà tự tại, tốt nhất nên biến thành hư nguyện, chỉ nên thành tâm mà làm, còn viên mãn hay không phải tùy duyên.

6. Tâm tự tại: nội tâm tự do, không tham lam, không muộn phiền, không dục vọng, nhất nhất đều an nhiên
7. Như ý tự tại: cái gì phải tới sẽ tới, cái gì phải đi sẽ đi, bất luận ra sao thì con người cũng không có khả năng cản trở hay né tránh, nên cứ bình thản mà đón nhận.

8. Pháp tự tại: tu hành sẽ viên mãn, độ hóa sẽ giác ngộ, nhất tâm chấp niệm Phật giáo.

9. Thắng thua tự tại: thắng chính bản thân mình là thắng lớn nhất, thua chính bản thân mình là thua lớn nhất.

10. Trí tự tại: thích trí để hành thiện và sống thiện, người có trí thì tinh thông, người không có trí thì ngu dốt. Trí là để nâng cao bản thân, không phải vì danh lợi.

Nguồn: duongvecoitinh.com

 

Trả lời

Contact Me on Zalo
Gọi ngay