Phật dạy chúng sinh làm sao để trả hết quả báo tiền duyên

Làm sao để trả hết nợ duyên âm từ kiếp trước cũng như tránh tạo thêm nghiệp duyên trong kiếp này? Đó là những điều mà bài dưới đây đề cập đến:

Trong thế gian người ta thường nói có nợ mới có duyên, đúng như vậy, duyên của thế gian đến như một sự nhân quả, đến để trả nợ cho nhau ở kiếp trước.

Trong sự tái sinh luân hồi, duyên sẽ tồn tại, nhân – quả ân oán đời trước sẽ theo duyên này đến đời sau. Thời đức Phật còn tại thế có câu chuyện, hai mẹ con nhà nọ thất lạc nhau lúc đứa con còn rất bé vì chiến tranh nên họ lưu lạc nhau, đến khi họ gặp nhau thì họ không còn nhận ra nhau là mẹ – con nữa mà họ đem lòng yêu nhau vì họ thấy có cái gì đó quyến luyến giữa hai người?!

Đến ngày họ làm lễ thành hôn, lúc đó Phật đi qua và đức Phật khuyên ngăn cuộc tình đó, đức Phật gọi đó là Nghiệp Duyên. Nhưng bị họ chống đối quyết liệt, họ phải đến với nhau cho bằng được. Cuối cùng Ngài sử dụng Thiên nhãn thông giúp cho họ thấy quá khứ của chính mình, hai mẹ con đã nhận ra nhau.

Phật dạy chúng sinh làm sao để trả hết quả báo tiền duyên

Đi hết cuộc đời liệu trả hết được nghiệp duyên?

Trong đạo Phật thì kiếp trước và kiếp này hay quá khứ của kiếp này không hoàn toàn khác nhau mà là một, một sự chuyển đổi, hoán đổi và liên tục từ cảnh giới này sang cảnh giới khác nhưng nghiệp lực không thay đổi.

Người ta thường có thói quen cầu xin Phật để tìm được người yêu, nhưng Phật dạy rằng, dù cầu xin cũng chỉ là xin duyên xin phận chứ không thể xin người. Mà duyên ấy là do người tự cầu phúc, tự tạo ra, Phật chỉ kết nối chứ không thể ban cho. Thế gian biển người mênh mông, người với người gặp nhau là duyên tiền định, yêu nhau là phận kiếp trước, bên nhau là trả nợ đời đời.

Như vậy ai bị vào 1 trong 4 trường hợp sau, đầu tiên nên nghĩ đến việc có Nợ nần ân tình kiếp trước tức là nợ tiền duyên.

Sau đây là một số ví dụ về nợ tiền duyên:

Ví dụ 1: Một người Nữ yêu một người Nam đến có thai. Nhưng hai Gia đình không đồng ý cho cưới, bản thân người Nam cũng chạy tít đâu mất. Người nữ vì xấu hổ, uất hận, chán chường mà tự tử chết. Như vậy trong trường hợp này, người Nam kia đã có Nợ ân tình. Kiếp sau phải bị quả báo nhân duyên. Nếu câu chuyện này xảy ra từ tiền kiếp thì kiếp này người Nam bị nợ tiền duyên.

Ví dụ 2: Một người Nam lấy hai người vợ. Chỉ yêu chiều người vợ Thứ mà hắt hủi,xa lánh người vợ Cả. Người vợ cả vì chưa có con nên cũng không biết làm gì cho đỡ buồn phiền. Càng ngày nỗi buồn phiền tủi hận càng tăng lên. Đến một ngày nào đó vì quẫn trí mà tìm đến cái chết. Trong trường hợp này thì người Nam đã có Nợ ân tình và cũng phải chịu quả báo nhân duyên. Nếu câu chuyện này xảy ra trong tiền kiếp thì kiếp hiện tại người Nam bị nợ tiền duyên.

Phật dạy chúng sinh làm sao để trả hết quả báo tiền duyên 1

Ví dụ 3: Một cô gái xinh đẹp vì hám tiền bạc vật chất, yêu một lúc cả 5 người đàn ông giàu có . Với ai cô cũng hứa hẹn tương lai hôn nhân, nhiệt tình hiến dâng thể xác. Trong số 5 người đàn ông đó, có 3 người si tình đắm đuối, còn 2 người thì mục đích chính chỉ là vui chơi.Một ngày kia cô gái cùng đống tài sản của các anh si tình biến mất tăm tích.Ba người này hụt hấng, chán nản, buồn phiền, đau khổ. Rồi vì những lý do nào đó mà họ lần lượt ra đi “thiên thu vĩnh biệt” khi mái đầu còn xanh, ôm trong lòng mối hận tình khôn nguôi.Trong trường hợp này thì cô gái xinh đẹp kia đã có Nợ ân tình với 3 người và phải chịu quả báo nhân duyên. Nếu câu chuyện này xảy ra trong tiền kiếp thì kiếp hiện tại(đã tái sanh làm người)cô gái xinh đẹp đó bị nợ tiền duyên. Nếu trả nợ tiền duyên thì phải dùng tới 3 hình nhân để thế mạng, thế duyên….vv.

Những người bị một trong bốn tình huống sau đây được coi là quả báo tiền duyên:

1.Trục trặc trong tiền hôn nhân: Liên quan đến các vấn đề tìm hiểu, kết bạn để đi đến hôn nhân hay gặp nhiều sự khó khăn trở ngại, không thuận lợi.Vô duyên.

2.Không thành duyên phận: Hôn nhân đã định đến ngày giờ để cưới mà không thành phải hủy bỏ. Hoặc hôn nhân tưởng như đã trong tầm tay, đến lúc quyết định thì lại hỏng, không thể cưới nhau được.

3.Không có con hoặc rất khó có con : Trường hợp hai người lấy nhau đã lâu không có con mà không liên quan đến bệnh tật, sức khỏe của hai người.

4.Không có hôn nhân lâu dài: Sau một thời gian chung sống, lựa chọn cuối cùng là bỏ nhau.

Như vậy ai bị vào 1 trong 4 trường hợp nêu trên, đầu tiên nên nghĩ đến việc có Nợ nần ân tình kiếp trước tức là nợ tiền duyên.

Nguồn: phunutoday.vn

Trả lời

Contact Me on Zalo
Gọi ngay