Tinh dầu sả có tác dụng gì? Khi sử dụng tinh dầu sả cần lưu ý gì?
Tinh dầu sả có tính ấm, mùi thơm mát đặc trưng. Tinh dầu sả có tác dụng làm ra mồ hôi, sát khuẩn, chống viêm, hạ khí, thông tiểu, tiêu đờm để chữa đầy bụng, đái rắt, chân phù nề, chữa ho do cảm cúm…Và thật may mắn, với chế phẩm tinh dầu nguyên chất từ sả, việc sử dụng sả để chăm sóc sức khỏe và làm đẹp cho cả gia đình chưa bao giờ dễ dàng đến thế.
Dưới đây là một số công dụng và cách dùng của tinh dầu nguyên chất từ sả:
- Đuổi muỗi, côn trùng: Khi trẻ em đang ngủ hoặc gia đình bạn đi chơi ở các vùng nông thôn dễ bị muỗi đốt. Thoa vài giọt tinh dầu sả lên da hoặc trên quần áo trẻ em sẽ chống muỗi, dĩn, bọ chét, côn trùng lại gần. Khi lỡ bị đốt rồi, bôi vào sẽ giảm độ sưng tấy do côn trùng đốt. Pha loãng tinh dầu sả 1% hoặc 0,5% trong dung dịch nước dùng để xịt trong nhà là có thể xua được muỗi.
- Tắm tinh dầu: Cho 5-10 giọt vào bồn sục, bồn tắm hoặc phòng xông hơi, ngâm mình 15-30 phút. Giúp thư giãn giải tỏa căng thẳng mệt mỏi. Có thể hòa từ 1-3 giọt vào 2 lít nước ấm để ngâm chân trước khi đi ngủ giúp giảm đau nhức gan bàn chân, tăng tuần hoàn máu.
- Dùng uống: Mỗi lần 3-6 giọt pha trong sữa và nước thành nhũ tương có tác dụng chống sốt, nôn, giảm đau, chữa đầy bụng, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy. Tinh dầu sả có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa kém, ăn chậm tiêu, đau dạ dày, nóng trong, co thắt ruột. Đây là một phương pháp đơn giản mà bạn không cần phải đến bác sỹ hoặc đi mua thuốc. Khi dùng tinh dầu sả pha nước uống, tác dụng giảm đau đầu cũng rất công hiệu.
- Chữa đau bụng đầy hơi: Tinh dầu sả cũng giúp giảm thiểu các vấn đề về khí trong cơ thể vì có khả năng thư giãn các cơ dạ dày. Nó không chỉ giúp loại bỏ khí từ ruột, mà còn ngăn ngừa sự đầy hơi, kích thích tiêu hóa. Uống 3-6 giọt tinh dầu pha với 1 cốc nước ấm chữa đau bụng đầy hơi.
- Chữa hôi miệng: Sả có hương thơm nồng ấm. Cho vài giọt tinh dầu sả pha với nước dùng sục miệng làm thơm miệng, chữa hôi miệng.
- Làm giảm đau: Tinh chất sả có thể làm giảm đau tất cả các loại viêm và các cơn đau nhức. Vì vậy, nếu bạn có đau răng, đau cơ, đau khớp hay đau ở các bộ phận khác hãy uống 1 cốc nước có tinh dầu sả.
- Xông hương: Khi có dấu hiệu cảm cúm, ngạt mũi nhỏ từ 1 đến 3 giọt tinh dầu vào đĩa chứa nước ấm hoặc nóng của đèn đốt tinh dầu, hoặc khoang chứa nước của máy khuếch tán để xông trong phòng ngủ sẽ có tác dụng diệt khuẩn, phòng bệnh. Nếu có điều kiện bạn nên sử dụng thường xuyên với đèn xông hương tinh dầu và dùng trong phòng.
- Xông hơi: Nhỏ từ 3-5 giọt tinh dầu vào nồi nước nóng hoặc máy xông mặt, dùng để xông mặt từ 5-10 phút, nhớ hít sâu, làm như vậy liên tục khoảng 10 phút. Sả có vị the, mùi thơm, làm ra mồ hôi có tác dụng giải cảm. Hương thơm độc đáo cực kì sảng khoái và dễ chịu cho tinh thần phấn chấn.
- Có lợi cho hệ thần kinh: Tinh dầu sả được sử dụng để tăng cường và cải thiện các chức năng của hệ thần kinh, thông kinh lạc. Hỗ trợ trong điều trị một số rối loạn của hệ thần kinh như bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, co giật, căng thẳng, chóng mặt, run rẩy chân tay, động kinh…
- Pha chế dầu massage: Pha chế tinh dầu nguyên chất với dầu nền hoặc các lại kem hay dầu dưỡng, dầu massage làm giảm bớt đau nhức cơ bắp.
- Làm đẹp da, trị mụn nhọt: Tinh dầu sả cải thiện chất lượng da như giảm mụn trứng cá và mụn nhọt. Cho vài giọt tinh dầu sả vào 1 gáo nước, dội người sau khi tắm hàng ngày sẽ có tác dụng làm đẹp da, trị mụn nhọt, làm cho cơ thể có mùi thơm dễ chịu. Hoặc cho tinh dầu sả vào cốc nước ấm để xông mặt.
- Cách dùng khác: Một số nghiên cứu cho thấy mỗi 100g sả chứa đến 24,2 microgam beta carotene – là chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể giúp ngăn ngừa ung thư; Ở một số nước châu Âu, nước sả có đường là một loại đồ uống giải khát, thanh nhiệt được nhiều người ưa thích; Sả cũng được sử dụng như một loại thuốc để giải độc trong cơ thể, chữa ngộ độc rượu.
Lưu ý: Cần tránh vùng mắt khi tắm hoặc rửa mặt. Không thoa lên vùng da non, vết thương hở. Dùng xong đậy kín nắp. Tránh ánh nắng trực tiếp và nơi có nhiệt độ cao. Để xa tầm tay trẻ em.