Tết trung thu, mùa tết đoàn viên sum vầy

Trung thu đâu chỉ là tết thiếu nhi. Trung thu còn là mùa đoàn viên, là mùa gia đình sum họp. Chẳng biết trung thu có từ bao giờ, chỉ biết lớn lên thì trung thu đã trở thành một phần không thể thiếu mỗi khi ngày rằm tháng 8 cận kề. Và mỗi mùa trung thu về, dù gia đình có tứ tán những đâu, các thành viên trong gia đình cũng cố gắng về nhà đoàn tụ vào ngày rằm. Để cùng ăn bữa cơm đoàn viên. Để cùng chơi trăng, phá cỗ, cùng bên nhau thưởng thức những chiếc bánh ngọt ngào đầy vị truyền thống.

Tết trung thu

 

Tục vui Tết Trung Thu đã có từ thời Đường Minh Hoàng bên Trung Hoa, vào đầu thế kỷ thứ tám (713-741).

Chuyện xưa kể rằng vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng tám âm lịch. Trong đêm Trung Thu, trăng rất tròn và trong sáng. Trời thật đẹp và không khí mát mẻ. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện. Đạo sĩ có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng. Ở đấy, cảnh trí lại càng đẹp hơn. Nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm thanh ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên tha thướt trong những xiêm y đủ màu xinh tươi múa hát. Trong giờ phút tuyệt vời ấy nhà vua quên cả trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc, nhà vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn bàng hoàng luyến tiếc.
Về tới hoàng cung, nhà vua còn vấn vương cảnh tiên nên đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm tháng tám lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng trong khi nhà vua cùng với Dương Quí Phi uống rượu dưới trăng ngắm đoàn cung nữ múa hát để kỷ niệm lần du nguyệt điện kỳ diệu của mình. Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian. Cũng có người cho rằng tục treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám âm lịch là do ở điển tích ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng. Vì ngày rằm tháng tám là ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng nên triều đình nhà Đường đã ra lệnh cho dân chúng khắp nơi trong nước treo đèn và bày tiệc ăn mừng. Từ đó, việc treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám trở thành tục lệ.

Tết trung thu

Ngày nay, cuộc sống đã đổi thay rất nhiều. Nhưng những phong tục đẹp như ngày rằm trung thu thì vẫn còn được lưu giữ và ngày càng phát triển. Tết trung thu dần trở thành tết thiếu nhi. Trẻ em được mua quà bánh, mua đồ chơi. Làm cỗ trông trăng, rước đèn rước kiệu…Với bao trò chơi bổ ích và lý thú. Người lớn thì cố gắng về nhà thật sớm, chuẩn bị cỗ bàn, kiệu gỗ để cùng chung vui với lũ trẻ. Không khí gia đình chưa bao giờ đầm ấm đến thế.

Giữa cuộc sống bộn bề những lo toan. Sao ta không tạm gác những công việc, những dự án căng thẳng. Ngày rằm trung thu ta về sớm một chút. Vừa chuẩn bị mân cỗ trung thu vừa chơi đùa với các con. Cả nhà cùng ngồi ngắm trăng. Trẻ con thì phá cỗ, người lớn thì ăn bánh thưởng trà. Hỏi thăm nhau những câu chuyện bình dị. Vậy, là tròn vẹn một mùa trung thu ngọt ngào.

Chay Mộc

Trả lời

Contact Me on Zalo
Gọi ngay