Cái tôi càng lớn mạnh thì con người càng khó kiềm chế bản thân!
Có một thực tế hiển nhiên đó là khi tri thức càng nâng cao thì cái tôi càng lớn mạnh. Và khi cái tôi càng lớn mạnh thì con người càng khó kiềm chế bản thân mình trước những cảm xúc đòi hỏi để phục vụ cho cái tôi của mình.
Nhiều thói hư tật xấu cũng phát sinh từ sự thiếu kiềm chế bản thân như:
– Người thiếu kiềm chế bản thân thường dễ chạy theo những đòi hỏi tầm thường của bản thân.
– Người thiếu kiềm chế bản thân thường dễ sinh lòng kiêu ngạo.
– Người thiếu kiềm chế bản thân thường hay đánh giá người khác.
– Người thiếu kiềm chế bản thân thường tìm kiếm lỗi lầm của người khác để phê phán.
– Người thiếu kiềm chế bản thân thường tìm cách đổ lỗi cho người khác, cho hoàn cảnh chứ không nhận lỗi về mình.
– Người thiếu kiềm chế bản thân thường hay nổi giận khi bị ai phê bình.
– Người thiếu kiềm chế bản thân thường thích nói xấu người khác.
– Người thiếu kiềm chế bản thân thường thích lan truyền tin đồn.
– Người thiếu kiềm chế bản thân thường hay bảo thủ, cho ý kiến của mình là đúng.
– Người thiếu kiềm chế bản thân thường khó tha thứ cho người khác.
– Người thiếu kiềm chế bản thân thường dễ bị kích động, gây nên chia rẽ, phá hoại sự đoàn kết của gia đình, xã hội.
Người có tâm linh thực hành kiềm chế, chuyển hoá bản thân từ ngay trong ý nghĩ, thận trọng trong lời nói và luôn kiểm soát hành động của bản thân, không để cảm xúc lấn át lý trí dẫn đến những phán đoán sai lầm.
Đặc điểm nổi bật dễ nhận ra nhất của người thiếu kiềm chế bản thân là tính tự cao, lúc nào cũng tự đưa ngã mình lên cao hơn mọi người chung quanh.
Luôn ghi nhớ rằng, ngã càng cao tâm linh càng thấp, ngã càng thấp tâm linh càng cao. Thực hành kiềm chế bản thân bằng cách luôn hạ mình khiêm tốn chính là hành trình giúp chúng ta thăng tiến tâm linh.
Sưu tầm