Ăn chay như thế nào cho khỏe
Con chào thầy! Kính chúc thầy sức khỏe và bình an!
Thưa thầy, con muốn hỏi các vấn đề liên quan đến ăn chay trường.
Năm con 13 tuổi, con có duyên gặp được phật pháp và quy y. Lúc đó con ăn chay và dự định là chay trường, con ăn liên tục 2 năm. Năm 15 tuổi con bị sốt xuất huyết, nằm ở bệnh viện Nhiệt Đới (chợ quán cũ) 1 tuần. Bác sĩ tây y phán là muốn hết bệnh thì không được ăn chay nữa, phải ăn mặn, khi xuất viện cũng ăn mặn luôn. Lúc đó con còn nhỏ, và cả gia đình cũng không ai biết gì y học nói chung, nên bác sĩ nói gì thì nghe đó.
Cách đây khoảng 1 năm, con lại ăn chay nữa, rồi gia đình và gặp ai họ cũng nói là nhìn xanh, ốm. Họ biết ăn chay cái là họ nói thiếu chất. Mà con cũng thấy con xanh thiệt, con lại nghĩ là do ít ra nắng. Con ăn mặn khoảng 5 tháng nay (không chay 1 ngày nào), bây giờ họ vẫn nói do ăn chay thiếu chất. Emoji (Áp huyết con thường cao gần 130 (con 21 tuổi), có khi hơn nên con hay bị mụn)
Con tìm hiểu các tài liệu trên mạng thì không tìm thấy đầy đủ. Con ăn chay theo kiểu dốt, có gì ăn nấy (vì con không biết thông tin). Và con thắc mắc một số vấn đề, mong thầy giải thích giúp con:
– Ăn chay thiếu chất, là thiếu chất gì và bổ sung thay thế bằng cách nào?
– Khi ăn chay trường, vấn đề cần nào cần lưu tâm? Và vấn đề nào cần đặc biệt quan tâm?
– Những thực phẩm nào làm cho cơ thể mập mạp, hồng nào? (để nhìn cho ngon lành, mới có thể kêu người ta ăn giống mình)
– Thành phần thức ăn có ảnh hưởng gì trong giới tính không? (ví dụ nam cần ăn gì, nữ cần ăn gi) Con là nam.
* Trước đây con có tìm hiểu ăn chay theo kiểu Ohsawa, do con cũng ở gần chùa thầy Tuệ Hải (cách khoảng 25km). Mà con nhìn theo góc độ của con thôi, nhìn các thầy trong chùa và những người ăn cách đó quá là ốm. Nhưng nghe nói là ốm nhưng sức dai lắm. Con cũng chưa thử.
Đó là những thắc mắc của con, mong thầy giải đáp giúp. Con cảm ơn thầy rất nhiều vì đã giúp con trong thời gian qua!
Trả lời :
Dùng máy đo áp huyết theo tiêu chuẩn tuổi để theo dõi khí và huyết trong những thực phẩm mình ăn uống đúng hay sai dù chay hay mặn.
Đây là bảng tiêu chuẩn áp huyết theo loại tuổi theo kinh nghiệm của khí công y đạo :
95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60-120 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)
100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 60-70 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)
110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)
———
Thí dụ lấy tiêu chuẩn áp huyết của tuổi thanh niên :
110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70
Số thứ nhất 110-120mmHg thuộc tâm thu là áp lực khí trong người, gọi là khí lực co bóp tim bơm máu giúp chức năng tạng phủ hoạt động chuyển hóa thức ăn
Số thứ hai 65-70mmHg thuộc tâm trương là lượng máu trong cơ thể qua tim, lượng máu này có do tinh hoa của thức ăn chuyển hóa thành.
Số thứ ba 65-70 là nhịp tim, hay số lần tim đập bơm máu trong 1 phút
Theo Khí Công Y Đạo, 3 số đo này nói lên tình trạng Khí và Máu tuần hoàn trong cơ thể, nếu thấp hơn tiêu chuẩn thì gọi là Hư (thiếu), cao hơn thì gọi là Thực (dư thừa), nhịp tim cao hơn tiêu chuẩn thì người nóng gọi là Nhiệt, thấp hơn tiêu chuẩn thì gọi là Hàn.
Nhờ máy đo áp huyết kiểm soát thức ăn mỗi ngày đúng hay sai :
!-Đo áp huyết tay trái :
Thí dụ trước khi ăn, thì bao tử chưa có thức ăn, áp huyết sẽ trong tiêu chuẩn thấp như 110/65mmHg nhịp tim 68, sau khi ăn bao tử chứa đầy thức ăn sẽ trong tiêu chuẩn cao như 120/70mmHg nhịp tim 70
Từ kết qủa này, chúng ta biết là thức ăn hôm nay đúng, dù chay hay mặn.
Ngược lại sau khi ăn mà có áp huyết thấp hơn trước khi ăn như :
Số thứ nhất khí lực còn 108, là thức ăn làm mất khí,
Số thứ hai là máu còn 60 là thức ăn làm mất máu
Số thứ ba là nhịp tim còn 60 là ăn những thức ăn thuộc âm hàn lạnh
Sau khi theo dõi ăn gạo lức muối mè 1 năm thì số thứ nhất tụt thấp mất khí lực, số thứ hai tụt thấp mất máu (trong máu có cholesterol, nên cũng có nghĩa là mất mỡ), nhưng đặc biết số thứ ba nhịp tim thay đổi hai trường hợp khác nhau : nhịp tim thí dụ 80 cao hơn tiêu chuẩn là ăn nhiều dương người nóng, nên gầy ốm, hoặc ngược lại ăn ít đường cơ thể không đủ nhiệt lượng giúp bao tử chuyển hóa thức ăn thành chất bổ máu mà biến thành đàm, thì người lạnh, ít ốm hơn người nóng nhưng vẫn không có máu nên da xanh xao.
2-Đo áp huyết bên tay phải thuộc gan :
Trước khi ăn thì chức năng gan phải làm việt trước tiết mật và hất chua cho bao tử biết đói xót ruột đòi ăn, nên áp huyết trong tiêu chuẩn cao 120/70mmHg nhịp tim 68
Sau khi ăn thì chức năng bao tử được nghỉ xuống trong tiêu chuẩn thấp
110/65mmHg nhịp tim 68.
Nếu sau khi ăn 30-60 phút đo lại thấy số thứ nhất trước khi và sau khi ăn không thay đổi, giống như gan vẫn có cùng thể tích, chứng tỏ khí lực trong gan không co bóp, thì bao tử không được tiêu hóa thức ăn,
Nếu sau khi ăn, số thứ hai tâm trương cao hơn là thức ăn có chất bổ sinh ra máu, còn thấp hơn là thức ăn không có chất bổ sinh ra máu,
Số thứ ba là nhịp tim, nếu không phải do hoạt động thể dục thể thao làm thay đổi nhịp tim cao giúp cơ thể nóng, mà tự nhiên nhịp tim cao là do cơ thể có đường huyết cao, ngược lại nhịp tim thấp hơn tiêu chuẩn là cơ thể thiếu đường, sẽ gây ảnh hưởng hại bao tử không đủ nhiệt lượng chuyển hóa thức ăn chúng sẽ nằm lâu trong bao tử khiến hơi thức ăn đẩy lên họng thành ợ hơi, nặng hơn thành ợ chua, nặng hơn nữa là thức ăn trào lên họng gọi là bệnh trào ngược thực quản, nặng hơn tạo thành bướu cổ, nặng hơn nữa là loét hay ung thư bao tử.
Chúng ta đã biết khái niệm dùng máy đo áp huyết kiểm soát thức ăn đúng hay sai sẽ biết cách tự điều chỉnh.
Muốn tăng hau giảm khí lực phải tập khí công sau khi ăn 30 phút bằng bài tập Kéo Ép Gối Thổi Hơi Ra Làm Mềm Bụng 200-300 lần để giúp bao tử chuyển hóa thức ăn
Nếu bữa ăn nào cũng thấy số thứ hai thuộc máu thấp là thức ăn không có chất bổ máu vì ăn chay không đúng cách, thì phải uống hay tiêm thuốc B12, còn ăn những chất bổ máu là rau dền, củ dền, rau muống, rau cải xoăn (Kale), rau Brocoli, trái hống, nhãn, ….
Các vị tu sĩ ăn chay đúng thì người vẫn có sức khỏe, có khi còn dư thừa thành bệnh cao máu cao mỡ, cao đường, nên không thể nói ăn chay là thiếu máu mất sức.
Nếu số thứ hai cao hơn tiêu chuẩn bên tay trái do ăn qúa nhiều mà lười tập thì có dấu hiệu mỡ tụ trong màng bao tim
Nếu số thứ hai cao hơn tiêu chuẩn bên tay phải là máu qua tim qúa nhiều làm hở van tim, có dấu hiệu nhói tim ngực, nếu cao trên 100 sẽ có nguy cơ nhồi máu cơ tim, sẽ làm suy tim và suy thận, thì cần phải tập bài Bó Bắp chân đi cầu thang 1 bậc thật chậm trong 30 phút cho xuất mồ hôi thì số thứ hai sẽ xuống thấp, Bài này sẽ làm 3 số của áp huyết xuống thấp làm hạ khí lực, hạ máu, hạ đường có hiệu qủa hơn là thuốc chữa cao máu, cao mỡ, nhưng đặc biệt làm cơ thể bao giờ cũng thiếu đường, nên phải ăn thêm ngọt chứ không phải uống thuốc làm hạ đường nữa.
Thí dụ đường huyết trước khi tập 300-500mg/dL đối với tây y là người này có bệnh tiểu đường rất cao phải tiêm insulin, nhưng tập bài bó bắp chân đi cầu thang 30 phút xuất mồ hôi, khi đo lại đường xuống còn 130-140mg/dL, nếu tập tiếp đường huyết xuống dưới 100mg/dL sẽ bị xỉu.
3-Còn mụn ở tuổi thanh niên là bình thường, nhưng nó cũng liên quan đến thân nhiệt, hàn hay nhiệt, hàn do cơ thể thiếu đường làm chân tay mặt lạnh, mặt nổi mụn chìm ấn đè vào mụn không đau, còn dư đường da mặt nóng mụn nổi có đầu ngòi trắng, hay nổi mụn trứng cá, ấn vào đau, tập bài 2 bài này :
7 Bài đầu chỉnh thần kinh :
http://www.youtube.com/watch?v=bDmAC1qhqzk
Vỗ tay 4 nhịp :
http://www.youtube.com/watch?v=yq4GsimcHhc
4-Thức ăn kiêng cho nam nữ :
Nữ kiêng ăn rau ngót dễ bị xẩy thai,
Nam kiêng ăn canh rau răm có tính diệt dục, chỉ cần cho những người không thích tình dục để hoàn tinh bổ não.
Áp huyết cao không được ăn sầu riêbg, nhãn, hồng, uống coca……
Áp huyết thấp, đường thấp không được ăn khổ qua, Pepsi, chocolat…
Thân
doducngoc