Lịch sử thuyết ăn chay
Xên chào các tín đồ của chế độ ăn chay! Bạn là người quan tâm, yêu thích hay thậm chí là người ăn chay trường rùi thì chắc hẳn đều biết ăn chay là chế độ ăn như thế nào. Tuy nhiên, có một điều mà Chap ngờ rằng 90% trong số các bạn không biết rõ nguồn gốc của thuyết ăn chay. Vậy hôm nay, các bạn cùng Chap đi một chuyến về lại lịch sử nhé!
Thực ra, từ ngữ ăn chay không phải lấy ra từ chữ ‘rau’ (vegetable) mà là từ ngữ La Tinh ‘vegetare’ có nghĩa là ‘sống động’. Khi những người La Mã sử dụng từ ‘homovegetus’, họ đã không có ý nói một người ăn rau mà là một con người tráng kiện, khỏe mạnh và năng động.
Các bằng chứng xưa nhất về việc ăn chay là ở Ấn Độ cổ đại và Hy Lạp cổ đại vào thế kỷ thứ 6 TCN. Các tu sĩ, hiền triết thời bấy giờ đã không hề ăn thịt, Platon, Socrates, Pythagores đều là những người chủ trương tích cực cho chế độ ăn chay, nền văn minh vĩ đại của người Inca da đỏ ở Bắc Mỹ đều dựa trên một chế độ ăn chay. Đối với khu vực châu Á, chế độ ăn chay có liên quan chặt chẽ với ý tưởng về việc không giết mổ động vật (ở Ấn Độ gọi là ahimsa) và được phát triển bởi các nhóm tôn giáo và triết học, còn đối với người Hy Lạp, người Ai Cập và những vùng khác thì việc ăn chay là nhằm mục đích thanh lọc y tế hoặc hình thức nghi lễ.
Pythagores (sinh khoảng năm 580 đến 572 TCN – mất khoảng năm 500 đến 490 TCN)
Người Hindu cổ xưa ở Ấn Độ luôn cấm ăn thịt. Manu, là nhà lập pháp người Hindu đầu tiên đã viết: Không bao giờ có thể có được thịt mà không làm tổn thương tới các sinh vật, và nếu một người nào đó làm tổn thương các con vật có ý thức, thì người đó không thể đạt tới Chân Phúc của thiên đường. Vì vậy, tất cả mọi người hãy tránh xa thịt’. Một trong những tông đồ đầu tiên và lỗi lạc nhất của Thánh Mohammed, là cháu trai của ông, đã khuyên các tông đồ cấp cao: ‘Chớ có biến dạ dày của các vị thành những nấm mồ của động vật’.
Ở thời kỳ hậu cổ đại với Kitô giáo của đế quốc La Mã, ăn chay thực tế đã biến mất khỏi châu Âu cũng như các châu lục khác, ngoại trừ Ấn Độ. Trong thời kỳ đầu của Kitô giáo, thời các tông đồ, có lo ngại rằng ăn thịt có thể dẫn đến một sự không trong sạch khi tiến hành các nghi lễ.
Trong các nhà thờ Công giáo thời Trung cổ, nhiều tu sĩ và ẩn sĩ trong các bối cảnh tu khổ hạnh từ bỏ việc tiêu thụ thịt. Trong số đó có Thánh Jerome († 420). Các tu sĩ dòng Biển Đức cho phép tu sĩ dòng của họ ăn thịt của động vật bốn chân chỉ trong trường hợp bị bệnh, tuy nhiên họ được phép tiêu thụ cá và gia cầm (động vật 2 chân). Nhiều quy định khác của các dòng tu khác có điều khoản tương tự như lệnh cấm thịt và rộng hơn là cấm thêm một số loài chim, gia cầm, nhưng không cấm dùng cá và các động vật như hải cẩu, cá heo, cá heo chuột (porpoise), chim hải âu rụt cổ (puffin), và hải ly. Các tu sĩ và nữ tu các dòng tu khổ hạnh tự nguyện sống thiếu thốn, khiêm tốn và hủy diệt những ham muốn, họ quan niệm ăn chay là rèn luyện cho bản thân cách chống lại những ham muốn xác thịt và tỏ lòng sám hối tội lỗi đối với Thiên Chúa. Tuy nhiên không có bằng chứng rằng trong thời Trung cổ thì những việc ăn chay, ăn kiêng này được áp dụng cho tất cả các tín đồ Ki-tô giáo. Thánh Phanxicô thành Assisi đôi khi bị cho là người ăn chay vì ông thường bao gồm cả các loài động vật trong thế giới tôn giáo của mình, nhưng ông đã không thực sự ăn chay và cũng không thuyết giảng về điều này.
Kinh thánh từ thời xưa đã từng công bố: ‘Đức chúa Trời nói: Hãy nhìn xem, ta đã ban cho các con cây cỏ tốt tươi và mùa màng trĩu hạt, tất cả những thứ đó ở trên mặt đất và những quả ở trên cây, các con sẽ lấy những thứ đó làm thức ăn’. Hơn nữa kinh thánh còn cấm ăn thịt: ‘Những thứ thịt và máu, các con không nên ăn’.
Tháng Paolo, một đệ tử lớn nhất của Đức chúa Jesus đã viết trong trong thư gửi tòa Thánh ở La Mã: ‘Thật là một điều tốt lành nếu không ăn thịt’. Gần đây, các nhà sử gia đã tìm ra một văn bản cổ đại, trong đó mô tả cuộc đời và lời dạy của chúa Jesus. Tại một trong những quyển kinh đó, chúa Jesus đã nói: ‘Thịt của những con thú bị giết đưa vào cơ thể anh sẽ chôn vùi chính anh. Ta đã nói sự thật, anh giết con vật chính là tự giết mình và kẻ nào ăn thịt những con thú bị giết tức là ăn xác của tử thần’.
Ăn chay lại nổi lên trong thời kỳ Phục hưng và ngày càng trở nên phổ biến rộng rãi trong thế kỷ 19 và 20. Ở Châu Âu, thuật ngữ vegeterian lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1839 và sự xuất hiện của Society Vegeterian (Hiệp hội ăn chay thuần) ở Anh vào năm 1847, tiếp sau đó là ở Đức, Hà Lan và các nước khác. Trước đó, chủ yếu người ta dùng các từ để chỉ chế độ ăn thực vật, hiếm hơn là dùng từ chế độ ăn uống Pythagore.
Ở châu Á, các nhà hiền triết đạo Lão là những người ăn chay. Và chúng ta, những người theo đạo Phật chắc hẳn cũng không thể không biết rằng đức Phật trước đây đã thuyết phục đệ tử không ăn thịt.
Ở Việt Nam, do sự du nhập của Phật giáo Đại thừa từ Trung Quốc vào rất sớm cho nên ăn chay đã có từ thời trước Công nguyên và thịnh hành từ đời nhà Lý, nhà Trần vì Phật giáo phát triển vào những thời này.
Như vậy, trong suốt quá trình lịch sử, nhiều nhà hiền triết và thông thái đã theo chế độ ăn chay và cố gắng thuyết phục những người khác cùng ăn chay. Điều này cho thấy, ăn chay mang lại những lợi ích hết sức thiết thực cho sức khỏe thể chất và tinh thần của chúng ta. Mong rằng, người hiện đại chúng ta với những hiểu biết sâu rộng hơn nhờ sự xuất hiện của công nghệ và các phương tiện thông tin đại chúng sẽ càng hiểu hơn nữa sự cần thiết của chế độ ăn chay đối với chính mình và cộng đồng.
Nguồn: sưu tầm/ hoitho.vn