Nghiên cứu chứng minh tác dụng kỳ diệu của tam thất đến bệnh tim mạch của con người

Bệnh tim mạch là một trong những căn bệnh của thời đại. Căn bệnh không gây nguy hiểm cấp nhưng lại có thể dẫn đến tử vong và thương tổn vĩnh viễn bất cứ lúc nào.

Nhất là khi đột ngột hình thành cục máu đông. Bệnh có thể biến chuyển nhanh thành tình trạng nhồi máu cơ tim, đột quỵ…có thể dẫn tới tổn thương thần kinh, tổn thương chức năng sống rất khó hồi phục.

Các nhà khoa học, dựa vào kinh nghiệm sử dụng các dược liệu của Phương Đông đã nghiên cứu thực nghiệm để tìm ra giải pháp mới. Giúp cải thiện tình hình và tìm ra phương pháp mới hỗ trợ người bệnh tim mạch nói chung. Nghiên cứu đã chỉ ra những tác dụng quý giá của tam thất mà các cụ ta sử dụng từ lâu đời mà chưa thể giải mã.
Ví như rễ cây tam thất, mà trong dân gian thường sử dụng từ lâu đời trong phòng, điều trị một số bệnh và bảo vệ sức khỏe.

Tam thất có thể hỗ trợ điều trị bênh tim mạch hiệu quả
Củ tam thất là một dược liệu quý.

Trong tam thất có 12% saponin; trong đó saponin triterpenoid là thành phần quan trọng mang lại tác dụng chủ yếu của tam thất và nhân sâm nói chung.

Các nhà nghiên cứu đã tìm được rất nhiều hoạt chất nhóm saponin, trong đó có nhóm ginsenosids chiếm đa số và cho dược tính mạnh nhất. Trong các loại saponin, quan trọng nhất là ginsenosides Rg1 và Rb1. Ginsenosids Re và Rd cũng được tìm thấy nhưng có hàm lượng ít hơn.

Ginsenosids Rg1 trong thí nghiệm cho thấy chúng nhanh chóng bị đào thải ra khỏi cơ thể. Ginsenosids Rb1 có sinh khả dụng đường uống thấp. Sinh khả dụng là khả năng hấp thu của cơ thể. Vì khả năng hấp thụ của cơ thể với Ginsenosids Rb1 thấp nên tác dụng dược lý của nó với cơ thể cũng bị giảm đi rất nhiều

Tác dụng hiệp đồng của các saponnin có khả năng tăng cường lưu thông máu, làm giảm sức cản mạch máu và cũng mở rộng các mạch vành. Qua đó làm giảm tắc nghẽn, giảm hình thành huyết khối dẫn tới đột quỵ, nhồi máu cơ tim và các bệnh tim mạch nguy hiểm khác.

Tam thất có thể tăng độ lưu thông máu nhưng áp lực máu lên thành mạch lại giảm. Không gây hại lên thành mạch. Do tác dụng lưu thông máu là làm giảm độ nhớt và quánh của máu. Chứ không phải tăng kích thích cơ tim khiến tim đập nhanh và mạnh hơn làm tăng áp lực thành mạch như một số hoạt chất thông thường.

Tam thất cũng giúp làm giảm việc sử dụng oxy và tốc độ trao đổi chất của tim. Từ đó có khả năng chống lão hóa, chống kiệt sức hiệu quả.

Các thí nghiệm sơ bộ cho thấy sử dụng bột tam thất thường xuyên có tác dụng chống loạn nhịp tim. Bằng chứng nghiên cứu trên động vật cho thấy rằng bột tâm thất dùng đường uống có thể làm giảm fibrinogenemia và tăng cường mức độ fibrinogen trong máu. Fibrinogen là một chất gây đông máu. Khi  fibrinogen bị phá hủy sẽ dần tới hình thành các sợ tơ vô hình, dính các hồng cầu lại với nhau tạo cục máu đông trong lòng mạch máu(1).

Một số thí nghiệm lâm sàng cũng cho thấy uống bột tam thất thường xuyên có thể làm giảm mức độ lipid (mỡ máu) huyết tương bằng cách làm giảm triglyceride (thành phần tạo nên mỡ máu) và giảm tổng hợp cholesterol trong máu.

Tam thất có thể hỗ trợ điều trị bênh tim mạch hiệu quả
Hình ảnh củ tam thất cắt đôi. Củ lâu năm mới cho lõi cứng và chắc

Một chiết xuất cô đặc của tam thất chứa 80% saponin, chủ yếu là ginsenonside Rg1. Chiết xuất này trong nghiên cứu cho thấy các tác động chống huyết khối (chống hình thành cục máu đông) và cho thấy một số tiềm năng chống tiểu cầu là tốt (tiểu cẩu là một thành phần quan trọng trong việc hình thành cục máu đông trong máu).

Hơn nữa, chiết xuất cô đặc của tam thất có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu, giảm phân hủy fibrin(1), làm giảm độ nhầy của máu và cải thiện việc thải oxit nitric nội mô mạch máu. Tất cả những tác động này đều có nghĩa làm bền thành mạch, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông trong cơ thể. Giúp người có nguy cơ cao có thể giảm thiểu nguy cơ. Sống một cuộc sống khỏe mạnh và nhẹ nhàng hơn. Việc giảm oxit nitric còn giúp giảm hình thành acid uric trong máu gây bệnh gout và gây đau cơ khi vận động cơ mạnh và thường xuyên. Vì vậy, đông y thường cho tam thất và nhân sâm là hai vj thuốc bổ, làm bền lực hơn là do vậy.

Nghiên cứu cũng cho thấy tam thất không ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ glucose trong máu của cơ thể con người. Tuy nhiên, khi sử dụng tam thất, giúp cơ thể bồi bổ và hồi phục sức khỏe. Tăng cường lưu thông máu, tránh huyết khối tắc nghẽn, khiến cơ thể dần khỏe mạnh lên. Máu huyết lưu thông tốt được dần giúp các nội tạng phục hồi và khỏe mạnh dần lên.

Từ đó, sức khỏe và thể trạng toàn cơ thể được cải thiện một cách đáng kể.

Các tác dụng phụ / phản ứng bất lợi của Tam Thất là gì?

Tam thất có có thể gây ra tác dụng phụ như da đỏ ửng, khô miệng, mất ngủ, hồi hộp. Trường hợp hiếm gặp có thể gây buồn nôn. Những tác dụng phụ này thường xuất hiện khi người bệnh đột ngột sử dụng tam thất với số lượng lớn.

Vậy nên. Kinh nghiệm sử dụng tam thất nhằm hạn chế tác dụng phụ của tam thất. Đó là dùng từ từ từng chút một. Cho cơ thể làm quen dần và tăng liều khi cơ thể đã thích ứng được.

Tam thất có tương tác với các loại thảo mộc và thực phẩm bổ sung khác như thế nào?

Chưa thấy có tương tác được ghi nhận giữa tam thất và các chất bổ sung & thảo dược khác.

 Chay Mộc dịch lại từ các nghiên cứu khoa học sưu tầm.

Trả lời

Contact Me on Zalo
Call Now ButtonGọi ngay