Tinh dầu Tràm có tác dụng gì? Trẻ em và phụ nữ có thai có nên sử dụng?

Cây Tràm có tên khoa học là Melaleuca leucadendra. Tinh dầu tràm là tinh dầu chiết từ lá và thân cây tràm.

Thành phần chính trong tinh dầu tràm là Cineole > 60%. Ngoài ra còn giàu Terpineol, linalool, limonen. Đặc biệt hoạt chất Eucalytol trong dầu tràm có tác dụng sát khuẩn nhẹ, long đờm, có hương thơm và mùi dễ chịu. Chất Terpineol có tác dụng kháng khuẩn tự nhiên.

Dưới đây là hướng dẫn sử dụng tinh dầu tràm để bảo vệ sức khỏe, phòng và trị một số bênh thông thường.

  1. Dùng cho trẻ em để tăng sức đề kháng, phòng bệnh. Cách dùng:  Nhỏ 2-3 giọt tinh dầu pha loãng vào bồn/chậu nước ấm để tắm cho bé.
  2. Xoa bóp chữa đau nhức, tê thấp: Dầu tràm có tác dụng giảm đau. Xoa trực tiếp tinh dầu vào vị trí đau mỏi. Tinh dầu tràm dùng làm thuốc bôi bên ngoài chữa bệnh đau thần kinh, đau nhức khớp xương, đau tai, đau nhức răng.
  3. Chống cảm cúm, ngạt mũi: Ngửi hít trực tiếp tinh dầu. Nếu bạn bị đau buốt đầu do bị cảm hãy xoa dầu và day vào hai bên thái dương, gáy. Mùi hương thơm nhẹ của tinh dầu sẽ giúp làm thông mũi, giúp mũi trở nên dễ chịu.
  4. Chống đầy hơi, không tiêu hoặc lạnh bụng: Xoa tinh dầu vào rốn hoặc vùng bụng. Nhỏ 1 giọt tinh dầu vào nước ấm uống trực tiếp.
  5. Dùng để xông, chữa ho, cảm: Cho vào thau nước sôi vài giọt tinh dầu tràm nguyên chất rồi trùm  chăn kín đầu, hơi nước bốc lên đưa tinh dầu bay lên thấm sâu vào da thịt, khơi thông kinh lạc và có tác dụng trừ gió, tăng cường vệ khí bảo vệ cơ thể.
  6. Trị gàu, dưỡng tóc:
  7. Dầu gội có chứa 5% tinh dầu tràm trà có thể trị gàu, loại bỏ chấy, giúp phụchồi tóc khô và hư tổn. Dùng thường xuyên dầu gội có tinh dầu tràm trà, nang tóc và da đầu sẽ được “khơi thông”. Tóc giữ được độ ẩm và ngăn ngừa vi khuẩn, nấm tấn công da đầu. Sau khi gội đầu bằng nước hoặc dầu gội thông thường, dùng kết hợp tinh dầu Tràm + Hương Nhu + Bưởi thoa lên tóc 2 lần/tuần để dưỡng tóc. (lưu ý: Hương Nhu và Bạc Hà chỉ cho 1-2 giọt – vì tinh dầu của Oma là  tinh dầu nguyên chất)
  8. Chống muỗi cắn, đuổi côn trùng: Thoa dầu tràm (pha loãng trong nước ấm) lên da của bé sẽ giúp tránh được muỗi cắn. Khi bị muỗi cắn rồi thì thoa dầu tràm lên vết cắn cũng làm giảm sưng và đau ngứa rất nhanh. Khi đi dã ngoại hoặc đi về các vùng nông thôn có nhiều muỗi, bạn nên mang theo tinh dầu tràm, tinh dầu xả để thoa một chút lên quần áo sẽ có tác dụng đuổi muỗi và côn trùng không lại gần, phòng dịch bệnh.
  9. Làm sạch không khí: Chất Terpineol trong dầu tràm có tác dụng kháng khuẩn tự nhiên.  Đã có nhiều công trình của bộ Y Tế cấp nhà nước đã nghiên cứu công dụng kháng khuẩn của Terpineol có tác dụng ức chế các loại virus cúm. Cách dùng: Nhỏ vài giọt tinh dầu với một ít nước, dùng bộ đèn đốt tinh dầu đốt xông phòng, chống nhiễm khuẩn từ môi trường bên ngoài..
  10. Rửa vết thương: Dầu tràm pha loãng với tỷ lệ 2/1000 có thể dùng để rửa các vết thương.
  11. Pha vào nước uống chống ho, cảm: Nhỏ vài giọt tinh dầu vào nước, thêm đường để uống chống ho, cảm.
  12. Dưỡng da:Nhỏ khoảng 10 giọt tinh dầu tràm vào mỹ phẩm dưỡng da toàn thân hoặc kem giữẩm và sử dụng hàng ngày trước khi đi ngủ. Cách này sẽ giúp bạn có một làn da mềm mại, mịn màng. Rửa mặt: Với da nhờn, nên dùng tinh dầu Tràm để rửa mặt. Cách làm: Sau khi rửa mặt bằng nước, cho 1-2 giọt tinh dầu Tràm vào 1 gáo nước, khuấy đều, cho khăn mặt thấm vào và rửa mặt buổi sáng, tối sẽ có tác dụng diệt vi khuẩn trên da, làm sạch da, qua đó giảm mụn trứng cá, làm cho da mặt sạch và thơm.
  13. Thư giãn:Nhỏ 3 giọt tinh dầu vào 2 lít nước ấm, sau khi tắm, tráng người từ vai trở xuống sau đó đứng trong phòng tắm một phút để ngửi hơi tinh dầu. Lau khô người và mặc quần áo. Cảm giác sẽ thoải mái, hưng phấn, máu huyết lưu thông; Xông phòng làm việc hoặc phòng ngủ bằng bộ đèn đốt tinh dầu tràm: Dầu tràm sẽ giúp thư giãn toàn bộ cơ thể, khơi thông kinh mạch giúp chúng ta cảm thấy thư thái, sảng khoái.
  14. Dùng cho bà mẹ sau khi sinh:Các mẹ sau khi sinh, nhiễm lạnh, sản dịch ra sắc đen, máu cục. Sử dụng phương pháp massage kết hợp với tinh dầu tràm sẽ có tác dụng làm tăng co bóp tử cung để đẩy máu xấu ra ngoài, trừ được các chứng hàn ngưng khí trệ gây huyết đen.
  15. Làm ấm gan bàn tay, gan bàn chân:Đối với người dương khí kém hoặc người già, gan bàn tay, chân lạnh. Sử dụng tinh dầu tràm bôi vào gan bàn tay, bàn chân sẽ giúp làm ấm chân tay, đồng thời khiến cho giấc ngủ trở nên sâu và ngon hơn…

Lưu ý: Cần tránh vùng mắt. Không thoa lên vùng da non, vết thương hở. Dùng xong đậy kín nắp. Tránh ánh nắng trực tiếp và nơi có nhiệt độ cao. Để xa tầm tay trẻ em. Hạn chế với phụ nữ có thai.

Trả lời

Contact Me on Zalo
Gọi ngay