Vì sao đi tu mà không có hạnh phúc

Một sư cô cầm điện thoại suốt ngày, giao lưu, lên mạng… mà không để trái tim trong công phu, thì Trời, Bụt cứu cũng không được. Nó là vấn đề tâm ý bất an, chạy theo duyên bên ngoài. Nếu sư cô không dứt khoát với cách sống ấy để thực tập trở lại từ đầu thì sư cô khó tiếp tục giữ được nếp sống cao đẹp này.

Vì sao đi tu mà không có hạnh phúc

Bạn trẻ:

Thầy ơi! Sao con thấy đời tu mong manh quá! Con có quen một sư cô còn trẻ tuổi, đã tu lâu lâu, nhưng sư cô không có hạnh phúc. Mọi người có nhiều lời khuyên cho sư cô, nhưng sư cô vẫn chưa quyết định định hướng rõ cho mình. Sư cô còn muốn chạy theo vật chất, cả ngày cứ cầm điện thoại. Đi chơi với con, con nói hoài về chuyện này, sư cô không buồn mà cười thôi. Sư cô còn ham chơi lắm. Một sư cô khác đã về đời. Là người mới xuất gia, con cảm thấy thương các sư cô quá. Thầy có lời dạy gì về chuyện này cho con được không?

Chan:

Trước hết con phải thương cho sư cô ấy. Nó là một tai nạn lớn, sự thiếu may mắn, thiếu phước đức của một đời tu sĩ.

Việc gì cũng có nguyên nhân hết, con ạ. Thương phải hiểu! Do trong đời sống hàng ngày, sư cô ấy không để hết lòng chú tâm nơi sự thực tập hàng ngày mà cứ sống hời hợt, kiểu tu hình thức hoặc theo bản năng, tập khí, nên nó đưa tới tình trạng bế tắc, chán tu. Khi chán tu rồi thì tâm ý không yên, do đó sư cô muốn đi nơi này nơi khác. Nhưng đi đâu sư cô ấy cũng không có hạnh phúc, bởi vì tâm bất an, ý chạy lung tung giống như người đang ngồi trên núi lửa. Đó là trạng thái “đứng núi này trông núi nọ” mà thôi.

Một sư cô cầm điện thoại suốt ngày, giao lưu, lên mạng… mà không để trái tim trong công phu, thì Trời, Bụt cứu cũng không được. Nó là vấn đề tâm ý bất an, chạy theo duyên bên ngoài. Nếu sư cô không dứt khoát với cách sống ấy để thực tập trở lại từ đầu thì sư cô khó tiếp tục giữ được nếp sống cao đẹp này.

Đó cũng là tiếng chuông chánh niệm, là bài học cho con và những người tu sĩ khác. Vì vậy cho nên, tu tập phải có trái tim và tấm lòng tha thiết, chứ tu khơi khơi, rồi lén lút để chơi thì uống đời tu lắm. Mỗi khi tâm thế gian trổi lên thì khó mà điều phục, chuyển hoá được.

Con có biết không? Xuất gia thì dễ nhưng tu hành không phải dễ lắm đâu! Con phải nổ lực, chú tâm, hết lòng, tha thiết thì mới có niềm vui, hạnh phúc trong sự thực tập hàng ngày nên con mới thích tu. Mỗi ngày thêm một niềm vui, mỗi ngày thêm một chút tự do, mỗi hơi thở một sự an tâm, mỗi bước chân một cuộc trở về. Lâu ngày con sẽ thực hiện được lý tưởng cao đẹp là tự do từ mọi ràng buộc. Đó là hiếu thảo với tổ tiên, đó là dễ thương với Thầy Tổ.

Người tu sĩ về đời là một việc đáng xót thương. Người phật tử Việt Nam nên có con mắt khoan dung đối với họ. Có ai muốn như vậy đâu, nhưng do thiếu may mắn, thiếu phước đức, thiếu nổ lực… Trở về đời, ai cũng đều vất vả cả hết, con ạ. Lúc ấy người đó mới tiếc đời sống xuất gia nhưng nó đã muộn rồi.

Theo thầy làm người xuất gia hay tại gia thì cũng không sao, nhưng làm gì thì ta cũng phải có tấm lòng, để tâm huyết vào nếp sống ấy thì đời sống mới có sự quân bình và có thể thành đạt những gì mình hướng tới. Còn không thì thật là uổng phí một kiếp người.

Facebook: Chan Phap Dang

Trả lời

Contact Me on Zalo
Gọi ngay