Không có sự nỗ lực nào mà không mang lại kết quả, bạn có tin?

“Không có gì giống như bữa ăn trưa không mất tiền đâu!”

Côn trùng và động vật gần như lúc nào cũng luôn chân tay; nào là chuẩn bị cho mùa đông, sẵn sàng đón mùa xuân về, tự rửa ráy lấy, làm vệ sinh tổ, cho con chúng ăn và làm những gì côn trùng và động vật có thể làm được. Chúng sống khỏe mạnh và sẵn sàng tham gia. Chúng cũng dường như đặc biệt tỏ ra thỏa mãn.

Chúng ta có thể học được từ động vật. Để có được hạnh phúc, chúng ta phải cần cù. Khi chúng ta để sự việc trôi đi, chúng ta sẽ thấy thua thiệt. Mọi thứ sẽ không tốt lên ở chỗ nào chúng ta làm ngơ chúng. Người thủy thủ biết điều này qua những con tàu của họ, vận động viên biết điều đó qua thân thể của họ, người sinh viên biết điều đó qua trí óc họ, tất cả chúng ta điều biết điều đó qua tình trạng ở nhà để xe của chúng ta. Người làm vườn nào cũng thấy là cỏ tự mọc. Mọi thứ chỉ tốt lên với sự cố gắng mà thôi.

Sự nỗ lực

Thái độ của chúng ta với cố gắng là quan trọng.

Chúng ta cần phải cố gắng bởi vì chúng ta muốn làm điều đó; bởi vì đó là đặc ân và niềm vui của chúng ta để học tập, để tự thử nghiệm, để thí nghiệm và kinh qua. Sai lầm mà nhiều người mắc phải là chỉ làm việc để có được kết quả cuối cùng, chứ không phải niềm vui của công việc…Cho nên nếu như họ không có được kết quả họ mong muốn, họ trở nên tuyệt vọng.

Một người chào hàng có thể thực hiện những cú gọi điện thoại mà không bán được hàng gì cả, và thế là đi đến quyết định ngày hôm đó là ngày xấu đối với anh ta. Không phải vậy! Anh ta cần phải gọi điện thoại bởi vì anh ta muốn gọi điện thoại. Anh ta cần phải vui lên theo khả năng riêng của mình để trải qua những điều mới mẻ, để trau dồi kỹ năng và để hãnh diện về khả năng kiên trì của mình. Nếu anh ta có thể có thái độ,  “Được, tôi sẽ vui về những gì tôi làm vì mục đích đó. Tôi sẽ trở nên nhanh nhẹn khi làm việc đó và tập trung mọi sự chú ý vào nhiệm vụ của mình, và mọi kết quả đều là phần thưởng”.

Emerson nói: “Phần thưởng cho công việc được thực hiện thành công là đã thực hiện được nó”. Nếu cứ say mê với những kết quả sẽ đưa chúng ta ra khỏi hiện tại. Rất có thể phải luôn tập trung vào những gì trước mắt, chứ không phải vào những gì chúng ta đang làm. Phương pháp này khiến cho chúng ta không còn thấy vui với hiện tại. Vì chúng ta tách rời một chút khỏi những kết quả, chúng ta có thể được thưởng thức những gì chúng ta đang làm vì nó.

Lấy ví dụ bạn đang ở nhà mẹ vợ và bạn quyết định rửa xe cho bà, coi đấy như một việc làm bất ngờ cho bà. Phương pháp của chúng ta là dành trọn thời gian để suy nghĩ: “Mình thật sự đang bị ướt hết cả người, bà cũng nên thấy điều đó và cảm ơn mình không hết lời mới phải, bằng không mình sẽ khó chịu lắm”. Đó là thái độ của người thất bại. Phương pháp thứ hai là phải nói: ” Mình rất thích rửa chiếc xe này bởi vì mình làm chủ đầu óc mình và nếu mình thích là mình làm thôi. Mình sẽ xem xem sẽ có thể thực hiện được công việc một cách hữu hiệu và nhanh chóng như thế nào”. Lúc này đây, nếu bà mẹ vợ không ngớt lời ca ngợi bạn về những gì bạn làm cho bà, thì đó là điều tuyệt vời, đó là phần thưởng. Nếu bà không làm thế, cũng vẫn rất tốt thôi. Bạn vẫn thấy vui cơ mà.

Nếu chúng ta làm việc vì yêu công việc, vì muốn tham gia vào công việc, thì không có vấn đề gì. Nhất thiết phải thế. Đó là quy luật. Tuy nhiên, nếu kết quả bị trì hoãn lại hoặc không đến như bạn mong muốn, thì bạn cũng đừng vì thế mà làm hỏng cả một tuần lễ (hoặc một năm). Kết quả luôn luôn đến mà.

Và là thế nào để bạn làm vì bạn yêu công việc? Hãy quyết định. Cũng như James M.Barrie nói, “Sự bí mật được sung sướng không phải là ở chỗ làm những gì bạn thích, mà ở chỗ thích bạn thích công việc mình đang làm”.

ANDREW MATTHEWS

cuộc sống thay đổi khi chúng ta thay đổi

Trả lời

Contact Me on Zalo
Gọi ngay