Đạo thầy trò – Câu chuyện ngụ ngôn không chỉ là hình tướng

Đạo thầy trò

Xưa có một con thỏ (Tiền thân của Ðức Phật Thích Ca) rất thông minh và đức hạnh, thường ngày nó cứ quanh quẩn bên mình một vị Ðạo Nhân, tu hành ở trong rừng để nghe kinh kệ. Ðến bữa ăn nó chạy đi kiếm hoa quả đem dâng cho Ðạo Nhân. Ðược ít lâu trời đổi tiết những ngày mưa tầm tã nối tiếp nhau, từng luồng gió lạnh thổi đến, rét tận xương, cây cối tả tơi, hoa quả thối rụng. Con thỏ đi kiếm mãi không ra thức ăn cho Ðạo Nhân, vì thế mà đói rét rất thảm thương. Người định hoãn việc tu hành, thu dọn đồ đoàn để trở về nhà, đợi đến mùa xuân sang năm sẽ vào rừng tu lại. Thỏ nghe vị Ðạo Nhân sắp về nhà buồn bã lắm. Nó nghĩ: “Ðạo Nhân lòng nhân từ rộng như biển, xem ta như con, ngày nào cũng giảng kinh kệ cho ta nghe, ơn ấy thật không có gì sánh kịp. Nay nghe người gặp cảnh hoạn nạn như thế mà ta không có cách để giúp đỡ thật ta lấy làm xấu hổ lắm”. Nghĩ như vậy nó chạy đi tìm thức ăn lại.

Nhưng lần này cũng như lần trước, nó không tìm được gì cả. Nó buồn bã trở về nói với vị Ðạo Nhân rằng:

– Xin Ngài hãy nhóm lửa lên, tôi vừa kiếm được một vật ăn ngon lắm.

Ðạo Nhân nghe theo, nhóm lửa lên. Khi lửa đã đỏ rực, con thỏ nhảy vào đống lửa mà nói rằng:

– Vật ấy là tôi đây!

Ðạo Nhân hoảng kinh, vội ôm thỏ ra, rồi hỏi nó tại sao làm như thế? Nó trả lời:

– Con mang ơn Ngài nhiều lắm! Nay Ngài gặp cơn đói khát phải hoàn việc tu hành, lòng con không nỡ, nên con xin hiến thân con để Ngài dùng đỡ cho qua ngày, khỏi phải bỏ lỡ cuộc tu hành.

Ðạo Nhân nghe thỏ nói, thương nó lắm. Từ đấy về sau, hai thầy trò người và thỏ, cùng nhau ở lại rừng tu hành, không quản đói rét.

Lược sử PHẬT TỔ

Câu chuyện kể ra, đọng lại trong tâm mỗi người một ý nghĩa. Có kẻ nghe như câu chuyện ngụ ngôn thời trẻ dại. Có kẻ si mê chấp nối. Kẻ cho là càn rỡ làm nguy hại cho nhận thức con người. Không có ai đúng, cũng chẳng có ai sai. Đúng sai không ở câu chữ. Mà tại lòng người. Kẻ hi sinh vì cầu lợi hèn mọn, rồi lại rủa xả là bị dụ dỗ. Kẻ hi sinh thầm lặng vì lợi ích chung, không cầu danh cầu lợi cầu tài. Kẻ biết mình làm gì, kẻ đi theo số đông. Người tu học đàng hoàng, kẻ đi theo cầu lợi. Cuối cùng nghiệp quả chẳng phải ở đâu xa, cũng chẳng phải trong những câu chuyện dọa người. Nghiệp quả từ việc làm hôm nay mà ra cả.

Đạo thầy trò

 

Trả lời

Contact Me on Zalo
Gọi ngay