Sự khác biệt giữa thiền chỉ và thiền quán

Ở đây chúng tôi nêu ra hai phương pháp để tu tập thiền là thiền chỉ và thiền quán. Tùy căn cơ mỗi người mà chọn lựa cho mình một trong hai phương pháp này để thực hành.

Tu Thiền chỉ (Samatha bhavana)

1. Bản chất thật là định tâm để tạo cho tâm an lạc.
2. Đối tượng của thiền chỉ là chế định, chẳng hạn như đề mục Kasiṇa.
3. Đặc tính của thiền chỉ là an định
4. Nhiệm vụ của thiền chỉ là loại trừ 5 triền cái(Nivāraṇa) tham dục, sân hận, trạo hối, hôn trầm và nghi.
5. Kết quả của thiền chỉ là nhất tâm.
6. Hiệu quả của thiền chỉ là tâm không ham muốn dục lạc.
7. Lợi ích của thiền chỉ là trong đời sống này (samapatti – tám giai đoạn của thiền) là có thể chứng đắc. Tâm tham muốn và không ham muốn thì rất an lạc. Trong kiếp vị lai có thể hóa sanh (Brahmaloka) cõi Phạm thiên.
8. Trong thiền chỉ, chỉ có 1 đối tượng và 2 căn được dùng cùng 1 lúc, chẳng hạn như mắt và tâm (trong trường hợp đề mục Kasiṇa hoặc một đối tượng nhìn thấy) hoặc xúc chạm và tâm thức, trong trường hợp về niệm hơi thở (Ānāpānasati
9. Theo kinh điển, hành giả quyết định tu tập thiền chỉ, nên xác định cho mình một trong những đặc tính này (carita) làm nổi bật:

1) Bản chất tham (Raga carita)
2) Bản chất sân (Raga carita)
3) Bản chất si (Moha carita)
4) Bản chất Đức Tin (Saddha Carita)
5) Bản chất thông minh (Buddhi carita)
6) Bản chất suy tưởng (Vitakkha Carita).Như vậy hành giả nên tham khảo trong Thanh Tịnh Đạo – Visudhimagga về loại thiền chỉ thích hợp với bản chất đặc biệt của hành giả. Ví dụ, đối với người có bản chất tham, nên áp dụng đề mục thiền về tử thi (asubha).
thien-chi-thien-quan

Tu tập Thiền quán (Vipassanā bhavana)

1. Bản chất thật là trí tuệ.
2. Đối tượng thiền quán là pháp chân đế -paramattha (pháp chân đế hay còn gọi là danh pháp và sắc pháp) tu tập Tứ niệm xứ thành tựu tuệ Minh sát.
3. Đặc tính của thiền quán là trí tuệ, cho thấy rõ trạng thái thật của vạn vật.
4. Nhiệm vụ của thiền quán là đoạn trừ vô minh.
5. Kết quả của thiền quán là có chánh kiến, (bản chất thật của danh pháp và sắc pháp).
6. Hiệu quả của thiền quán là định tâm trong một đề mục Tứ Niệm xứ (Khaṇika samādhi), như vậy tuệ Minh sát có thể phát sanh.
7. Lợi ích của thiền quán là đoạn trừ những phiền não (Āsavakkha-yanna). Không còn phiền não, không sinh tử sẽ xuất hiện (vivatta), là Nip bàn. Bởi vì Níp bàn không có tái sinh và đây là hạnh phúc tuyệt đối.
8. Trong thiền quán, chúng ta sử dụng 6 căn và không cần đến các đối tượng đặc biệt. Đơn thuần chỉ quán sát danh pháp và sắc pháp là vô thường, khổ và vô ngã (Bản chất thật của vạn vật). Ngay cả những chướng ngại (Nivāraṇa) được dùng như một đề mục để suy niệm về các đối tượng tâm (dhamma-anupassanā).
9. Đức Phật dạy một người sẽ tu tập thiền quán nên xác định bốn đặc tính này giống như của mình. Một vị trí niệm xứ được đề nghị cho một trong 4 loại này (1a, 1b, v.v…) (Ví dụ, nếu đặc tính là tham ái với trí tuệ mạnh mẽ (1a) đặc tính được đề nghị là niệm thọ:1) Bản chất tham ái (Taṇhā carita):
a- Trí tuệ mạnh mẽ; b- Trí tuệ yếu kém2) Bản chất tà kiến (Diṭṭhi Carita):
a) Trí tuệ mạnh mẽ; b) Trí tuệ yếu kémTuy vậy, vào thời điểm này, người ta đã xác định mọi người có tâm tham ái với trí tuệ yếu ớt, và như vậy trong sự tu tập, niệm thân được sử dụng lúc ban đầu. Theo đức Phật, đạo A la hán vào thời điểm này sẽ đạt nhờ quán niệm thân.-Tu tập thiền chỉ là thiện pháp và vẫn còn sinh tử luân hồi. Nó có trước thời Đức Phật.
-Tu tập thiền quán là thiện pháp nhưng nó vượt khỏi Luân hồi sanh tử do đức Phật khám phá.

Cảm giác khi thiền định đạt được là người ta đạt đến một hạnh phúc thường còn với bản ngã (si mê vẫn còn). Cảm giác khi Tuệ minh sát đạt được, đó là vô thường, khổ và vô ngã.

(Trích trong Thiền Minh Sát Tuệ củaThiền sư Achaan Naeb do Tỳ kheo Thiện Minh dịch Việt)

Trả lời

Contact Me on Zalo
Gọi ngay