Thị phi ở chốn nhân gian bén hơn gươm đao, làm sao để tránh?

Miệng tiếng thị phi trên đời độc hơn nọc rắn, bén hơn gươm đao
Miệng tiếng thị phi trên đời độc hơn nọc rắn, bén hơn gươm đao

Chuyện xưa kể lại: Vua Đường Thái Tông có lần hỏi một vị quan cận thần của mình là Hứa Kính Tôn rằng:
– Trẫm lấy làm thắc mắc, khanh là một mệnh quan tư chất cũng hơn người, đạo đức cũng chẳng phải phường sơ bạc. Vì sao lại vẫn có nhiều điều tiếng thị phi chê ghét như thế?
Hứa Kính Tôn cung kính thưa:
– Tâu bệ hạ. Thế gian năm người thì mười ý, sự việc xảy đến, khi thuận ý người này thì lại trái ý người kia. Mùa xuân, mưa rơi tầm tã như dầu, người nông dân mừng cho ruộng đất được ẩm mát, cây cối tốt tươi, mùa màng thắng lợi, nhưng kẻ đi lại hành hương lại ghét vì đường xá lầy lội, khó đi. Trăng rằm tròn sáng như gương trên bầu trời, kẻ thi nhân vui mừng gặp dịp để thưởng du ngâm vịnh, nhưng phường trộm cắp lại ghét cay vì ánh trăng sáng tỏ!
Trời đất muôn đời đã tự nhiên không thiên vị, mà hạt nắng, giọt mưa, sáng tối vẫn bị người đời trách giận, ghét thương. Còn như kẻ ngu thần đây thì “Nhân bất thập toàn” làm sao tránh khỏi tiếng đời chê bai chỉ trích?
Bởi vậy, hạ thần trộm nghĩ, đối với miệng lưỡi thế gian nên bình tâm suy xét, chớ nên vội tin theo. Bậc quân vương tin theo miệng tiếng thị phi thì bề tôi bị hại. Cha mẹ tin theo lời thị phi thì con cái bị hắt hủi, ruồng bỏ. Vợ chồng tin theo lời thị phi thì gia đình ly tán. Miệng tiếng thị phi trên đời còn độc hơn cả nọc rắn, bén nhọn hơn cả gươm đao, giết người không thấy máu! Đáng sợ vô cùng.

Đối với tiếng thị phi nên bình tâm suy xét, đừng vội tin, nghe.
Đối với tiếng thị phi nên bình tâm suy xét, đừng vội tin, nghe.

– Thị phi quả là một thứ nguy hiểm đáng sợ, vậy có cách nào mà diệt được nó chăng?

– Muôn tâu bệ hạ, thị phi đúng là thứ nguy hiểm trong nhân gian nhưng không phải không có cách diệt nó, chỉ là người trong thiên hạ không muốn diệt nó mà thôi.

– Thật vô lý, thứ nguy hiểm, ác nghiệt như vậy ai lại không muốn diệt? Vậy, khanh thử nói cho trẫm nghe diệt thứ ác nghiệt đó bằng cách nào? mà tại sao người đời lại không muốn diệt?

– Tâu bệ hạ. Thị phi vốn sinh ra bởi những loại người chuyên thêu dệt chuyện của người khác. Vì sao lại có những kẻ chuyên thêu dệt ra những chuyện điều tiếng này? Là bởi có nhiều người thích nghe tiếng xấu của người khác, thích buôn chuyện xấu của người khác. Xưa nay có ‘cầu’ thì mới có ‘cung’. Vậy phải chăng không nghe, không buôn, không tin những điều tiếng bới móc về người khác thì thị phi cũng sẽ không còn có nữa? Chuyện đơn giản như vậy nhưng nhân gian vẫn chẳng ai muốn làm nên thị phi vẫn chưa bao giờ bị diệt vậy.

 

Trả lời

Contact Me on Zalo
Gọi ngay