Thiện ý một câu ấm ba đông, lời ác lạnh người sáu tháng ròng

Thiện ý một câu ấm ba đông, lời ác lạnh người sáu tháng ròng. Câu nói xưa có vẻ khó hiểu, nhưng sức mạnh của một lời nói hẳn không còn xa lạ với mọi người. Ngay cả bạn, khi bạn gặp được một câu nói dễ thương thì cũng đủ làm bạn vui cả ngày. Còn một câu nói ác ý có thể hại một đời người, nói gì đến lạnh ba đông.

Người xưa nói: “ Thiện ý một câu ấm ba đông, lời ác lạnh người sáu tháng ròng ”. Đôi khi chỉ một lời nói khích lệ của bạn có thể khiến một người tìm được con đường đi tiếp. Nhưng đôi khi cũng chỉ vì một lời nói “ không thiện ý ” của bạn cũng khiến người khác đi vào đường cùng.

Bữa sáng ngày hôm nay, tôi đến nhà hàng nơi người bạn của tôi làm ông chủ để dùng bữa với một số người bạn. Ông chủ nhà hàng goi tôi lại và hỏi: “ Nguyên liệu nấu ăn của ngày hôm nay có thay đổi, vì chúng tôi thay đổi nhà cung ứng, cậu nếm trước xem có hợp khẩu vị của cậu không? ”

Thiện ý một câu ấm ba đông, lời ác lạnh người sáu tháng ròng

Tôi nếm nếm một chút, cảm giác quả cũng không tệ, bèn nói:“ Hương vị rất ngon, hôm nay độ chín cũng vừa, phải được 100 điểm! ”

Ông chủ nghe xong tỏ vẻ rất vui mừng, hàn huyên cùng tôi mấy câu rồi lại đi đến vui vẻ đi đón tiếp các vị khách khác. Vừa sáng sớm, đã được khen ngợi như vậy nên tôi tin tưởng rằng cả ngày ông đều sẽ vô cùng thoải mái. Bởi vì người ở đất nước chúng tôi tin tưởng rằng, buổi sáng mà gặp được chuyện tốt thì cả ngày đều sẽ thuận lợi.

Về lý thuyết, tôi chỉ là nói ra một sự thật, vậy vì cái gì mà sẽ nhận được kết quả tốt đây? Đạo lý là phi thường đơn giản, chính là khi gặp một sự tình nào đó, trong lòng có thiện niệm, nghĩ cho người khác nhiều hơn, nhìn nhiều hơn vào ưu điểm của người khác, không “ hà tiện ” nói lời tán dương, khích lệ người khác thì đương nhiên kết quả nhận được sẽ tốt hơn.

Trước đây tôi không giống như vậy, mỗi khi ông bạn ấy hỏi tôi vấn đề gì, tôi đều sẽ đứng ở góc độ phê bình, phân tích nhiều mặt cho ông ấy. Cố gắng không nói ưu điểm, chỉ nói khuyết điểm, bởi vì tôi nghĩ rằng chỉ ra ưu điểm sẽ khiến họ tự mãn, chỉ ra khuyết điểm thì giúp họ sửa đổi. Ví như, hương vị chỉ hơi nhạt một chút, màu sắc hơi nhạt thì sẽ luôn phê bình nhiều hơn một chút.

duc-phat-chaymoc-44

Tôi cho rằng, xuất phát điểm để nói ra những lời ấy của tôi không phải là quá xấu, chỉ là muốn đưa ra những lời nhận xét quý giá. Nhưng kỳ thực, ở sâu thẳm trong tâm tôi là sự đố kỵ, ghen ghét. Tôi không thích nói ưu điểm của người khác, vì thấy họ hơn mình.

Rồi tôi nhận ra rằng, bất kể một sự vật sự việc hay một con người đều có mặt tốt và mặt hơi kém một chút. Đây là điều không thể thay đổi được. Có khi khen đối phương một câu sẽ làm kích phát ra thiện niệm của đối phương, khiến đối phương làm việc được tốt nhất. Đây mới là kết quả tốt nhất.

Khi chúng ta nhìn thấy một người chỉ “thao thao bất tuyệt” đàm luận về khuyết điểm của người khác, có phải hay không trong lòng chúng ta cảm thấy xem thường, thậm chí không thèm dùng một con mắt để nhìn? Còn khi chúng ta chứng kiến một người, rất khách quan và công bằng để đưa ra một đánh giá tốt cho một người nào đó, có phải hay không chúng ta cũng muốn làm bạn với họ? Tôi tin tưởng rằng, phần lớn mọi người chúng ta đều sẽ có lựa chọn như vậy.

Cổ nhân nói: “Nhân chi sơ tính bản thiện”, bản tính ấy của một người chẳng phải là cái tâm của một vị Thiên sứ sao? Khi chúng ta dùng thiện niệm để đối đãi với người khác, họ nhất định sẽ xem chúng ta là một vị Thiên sứ để đối đãi, cũng sẽ dùng cái tâm thiện niệm để đối đãi lại với chúng ta. Cứ như vậy mà nói, chẳng phải chúng ta cũng gặp được Thiên sứ rồi sao?

Trong cuộc sống bề bộn này, mỗi chúng ta hãy cùng nói nhiều hơn nữa những lời thiện ý…

Nguồn: daikynguyenvn.com

Trả lời

Contact Me on Zalo
Gọi ngay