Ngồi hành thiền như thế nào là đúng?

Ngồi hành thiền như thế nào là đúng?

Thực ra, để bàn đúng sai thì cũng khó nói. Bởi không biết ai mới là đúng, ai mới là sai trong việc hành thiền.
Ngày nay, việc hành thiền nở rộ, đôi lúc khiến người ta làm tưởng đó chỉ là việc cố gắng ngồi yên tĩnh một chút. Vậy là coi như xong.
Có rất nhiều pháp môn, có rất nhiều trường phải, và tư thế ngồi thiền cũng nhiều vô số kể. Nhưng được biết đến nhiều hơn cả là tư thế mà trong Hatha-yoga người ta gọi là hoa sen. Hai chân bắt chéo, lòng bàn chân hướng lên trên.
Trong việc hành thiền, quan trọng không phải là bạn ngồi đúng hay sai, quan trọng cũng không phải chân khoanh có đẹp không, tay để ở đâu. Quan trọng nhất là bạn cần giữ cho cột sống thật thẳng.
Cột sống là chủ mọi sinh tử của con người, là nơi hội tụ mọi dây thần kinh điều khiển các cơ quan nội tạng, hạch nội tiết, điều hòa cơ thể. Nếu não là cơ quan điều khiển thì cột sống giống như một trạm trung gian khổng lồ. Nơi mọi tế bào thần kinh đổ về để trông chờ tín hiệu. Chính vì vậy, chỉ một chút sai lệch là đã khiến bạn rất đau đớn, kéo theo một bộ phận hoạt động không tốt.
Hành thiền như thế nào là đúng?
Cơ thể con người là một sự hoàn chỉnh, chỉ một cơ quan hoạt động yếu đi, sẽ kèm theo những cơ quan khác lan dần, khiến cả cơ thể yếu đi và đau nhức một cách nhanh chóng.
Chính vì vậy, khi tập ngồi thiền, việc quan trọng không chỉ là định tâm, định trí. Mà quan trọng hơn là tập luyện và luôn giữ cho cột sống được thẳng. Đó mới là điều tiên quyết để nói những chuyện tiếp theo.
Trong việc hành thiền, không thể tồn tại hai từ nóng vội, nếu không, có lẽ không thể gọi là “thiền. Khi tư thế đã chuẩn, cột sống đã thẳng. Việc tiếp theo bạn quan tâm, thường sẽ liên quan đến kiểu hành thiền mà bạn đang được dạy. Có người sẽ cố gắng ngồi yên thật lâu, nhiếp tâm. Không cho tâm lao xao phiền não. Có người lại ngồi và quan sát hơi thở. Thực ra, trong quá trình quan sát hơi thở, cũng là quá trình tránh cho trí não của mình lăng xăng khắp nơi. Buộc trí não tập trung vào hơi thở. Có người ngồi thiền, để cho trí não không chạy lăng xăng, lại thường nêu ra một đề mục rồi đuổi theo đề mục đó. Thay vì thay đổi liên tục, trí não lại chỉ chạy theo một hướng cố định.
Có người lại không quan trọng bạn ngồi được ít hay nhiều, lâu hay mau. Họ lại chủ tâm xả. Có nghĩa là chỉ ngồi vừa đủ. Không ép cơ thể cũng như tâm trí. Mà dùng trí để xả, xả đến bao giờ tâm không còn tham, sân, si. Không còn câu nhiễm. Tự tâm trong sáng, thuần khiết, định tĩnh, nhu nhuyễn dễ sử dụng. Lúc đó gọi là sơ thiền.
Pháp môn có ngàn vạn, người tập cũng có rất nhiều. Cuối cùng, theo Chay Mộc, bạn chỉ nên tham khảo. Đừng vội cho pháp môn mình theo là bậc nhất, tất cả phương pháp khác đều sai. Cũng đừng vừa làm vừa nghi ngờ pháp môn mình theo đúng chưa, hay của người khác mới đúng. Bạn cần có thời gian tham khảo, thực hành thử và đưa ra kết luận của chính mình. Tìm ra phương pháp phù hợp nhất với mình.
Bạn cứ yên tâm, sẽ không có gì là đúng hay sai cả đâu. Cái gì cũng có lý lẽ và giá trị riêng của nó, bất kể là sai hay đúng. Nếu bạn quyết tâm, đều sẽ nhận được thành quả của riêng mình.
Theo Chay Mộc, làm gì cũng được, miễn ngày hôm nay của bạn tốt hơn ngày hôm qua. Bạn học được từ, được bi, được hỷ, được xả nhiều hơn. Vậy là bạn đã đi đúng đường rồi.
Chay Mộc

Trả lời

Contact Me on Zalo
Gọi ngay