Nguồn gốc của trà Thái Nguyên và cái tên Bạch Hạc trà

Trà Thái Nguyên, câu chuyện có lẽ bắt đầu từ hơn 100 năm trước. Có người đã tiện tay cầm về một khóm trà ưng ý. Nuôi trồng trên mảnh đất Thái Nguyên trù phú. Cái ông yêu, là cây trà của vùng Bạch Hạc, thuộc Phú Thọ ngày nay. Ông đem cây về Thái Nguyên, hướng dẫn người dân chăm sóc, thu hái và chế biến. Những mong tìm được thứ hương vị trà năm nào.

Vậy nhưng, do định mệnh an bài, hay do ông trời thích trêu người tài. Trà ông trồng ra, không có cái vị như ông hằng nhớ tưởng. Trà nảy lên một vị rất mới, một dư vị lạ kỳ: Vị Cốm Non.

Trà Thái Nguyên Chay Mộc
Những đồi trà Thái Nguyên xanh mướt mắt ngày nay

Thật cũng chẳng hiểu làm sao, có lẽ là do thổ nhưỡng, có lẽ ông trời vốn đã ấn định. Thái Nguyên mới là địa danh trà. Từ đó, cây trà Thái Nguyên trở nên nức tiếng. Thức trà xanh ngọc ngà, hương cốm non dậy, vị cốm non ngậy sâu, hậu vị thanh tú.

Trà ấy, người dân Thái Nguyên gọi đó là giống trà Bạch Hạc, kỷ niệm vùng đất cây trà sinh ra. Nhưng trên cả nước, người ta chỉ quen gọi, trà Thái Nguyên.
Giống trà này, đã làm nên tên tuổi của trà Thái Nguyên, biến Thái Nguyên trở thành thủ phủ trà như hiện nay.

Nhưng rồi, qua năm tháng, thế sự, đã biến động không ngừng. Lòng người, cũng đã đổi thay quá nhiều.

Người ta uống trà, giờ đây chỉ như một thói quen rơi rớt khiếm khuyết. Khiến chén trà trở nên đắng chát, chẳng nhiều hương nhiều vị. Rồi, người ta tính trà bằng cân nặng, bằng to nhỏ, bằng tiền bạc…Chẳng còn ai muốn trồng cái giống trà nhỏ ti hí ngày xưa. Búp trà nhỏ, lại nhẹ cân. Trong cái thời buổi cân nặng tiền tài đè chết người. Không còn ai tha thiết với những vị thanh khiết nữa.

Vậy là lai tạo, là nhập giống mới. Nhưng thói đời được quả sẽ mất hoa. Những búp trà to nặng, phổng phao. Những búp trà non đẹp mơn mởn do bắt buộc phải ra mầm nhanh, lớn nhanh, chỉ mang trong mình thứ trà nhạt nhạt chát chát. Chẳng dậy hương, cũng chẳng còn vị. Tuềnh toàng như căn nhà to rỗng tếch.

Trà Thái Nguyên Chay Mộc
Những búp trà Thái Nguyên to nặng rỗng tuếch

Để cứu vãn, người ta lại phải tưới đủ thứ vào trà, nào phẩm màu nào hương nào vị. Khiến thứ mang ra thị trường, thật không biết có nên gọi là trà.

Nhiều lúc ngẫm lại, thấy cái tự hào là thông minh của con người thật là đáng sợ. Người ta cứ quẩn quanh với những tham vọng lớn lao. Để rồi, đi hết một vòng, mới thấy những tưởng mình cầm trên tay được nhiều vàng nhiều bạc, sẽ được hưởng an nhàn giàu sang. Ai ngờ có giàu cách mấy ngày cũng chỉ ăn được ba bữa cơm, ngon cách mấy cũng để sống qua ngày. Nhà đến năm tầng cũng chỉ ngủ được một cái giường. Có làm ra nhiều tiều, cũng chỉ lại để bỏ ra rất nhiều tiền chỉ để sống qua ngày. Trong khi cái giá mình phải trả, sao quá đắt đỏ và chẳng thể cứu vãn nổi. Cuối cùng, chỉ biết thở dài trước thế sự.

Quay lại câu chuyện của trà Bạch Hạc. Trong một thế giới quay cuồng như vậy. Chẳng hiểu sao, vẫn còn sót lại những vườn trà nhỏ. Những người dân vốn nặng lòng với cây trà cũ, nhưng mảnh vườn trà nhỏ đã không đủ cho họ mưu sinh. Vậy là họ không nỡ chặt, nhưng cũng không thể ở nhà mãi. Vậy là phải mặc những vườn trà cổ mấy chục năm tuổi, đi mưu sinh nơi khác. Thỉnh thoảng mới về, ngắm lại mảnh vườn xưa, ấp ủ dựng lại một thương hiệu trà chân thật năm nào.

Con người, đi qua biển dâu, đang biết quay đầu. Quay đầu lại để tìm sự chân thật, tìm sự bình an thanh thản trong tâm hồn. Những cây trà cổ đang được nhân giống lại, tuy mới chỉ ở quy mô nho bé. Những búp trà nhỏ nhắn. Trải qua những năm tháng thế tuyệt. Cũng đang dần chuyển mình.

Năm tháng đã hun đúc nên phẩm chất. Làm nên cái vị cốm thêm ngậy, thêm sâu. Trả đời thức trà xanh như ngọc, hậu vị thanh khiết thoát tục. Tặng bao kẻ tri ân, cái nhẹ dịu đằm thắm lay động lòng người.

Trà, vốn của trời. Trên tay người nâng niu, mà biến thành cực phẩm.

Chay Mộc

Trả lời

Contact Me on Zalo
Gọi ngay